Đăng nhập / Đăng ký

Mua sắm thông minh!

TOP các loại mụn thường gặp nhất và cách nhận biết mụn

Trong tất cả các vấn đề về da, mụn là điều mà không ai mong muốn gặp phải. Da mặt không mịn màng bởi mụn có thể khiến nhiều người trở nên mất tự tin và có khi tệ hơn là những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. Vì vậy, ai ai cũng mong muốn tìm được biện pháp điều trị hợp lí. Tuy nhiên, để trị được phải hiểu đúng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin về các loại mụn cũng như phương pháp điều trị riêng biệt giúp bạn nhanh chóng có lại làn da mong ước.

 

Phân biệt các loại mụn thường gặp

 

#1 Mụn đầu trắng

 

 

Mụn đầu trắng là loại mụn phổ biến do những thay đổi trong nội tiết tố. Loại mụn này thường xuyên xuất hiện ở độ tuổi dậy thì. Mụn đầu trắng được hình thành do da có lượng dầu nhiều kết hợp với nang trứng và tế bào chết. Mụn thường nhỏ, có phần đầu màu trắng và hơi tấy đỏ xung quanh. Nhân mụn bên trong lỗ chân lông, thường cứng và nhỏ.

Mụn đầu trắng nổi trên da mặt nhưng không sưng đỏ và khi chạm vào cũng không có cảm giác đau. Loại mụn này chính là thương tổn không viêm của mụn trứng cá. Nếu không điều trị đúng cách, mụn viêm nặng hơn, sưng tấy và gây đau cho bạn.

 

  • Cách trị mụn đầu trắng

 

Mụn đầu trắng xuất hiện do bít tắc lỗ chân lông, vì vậy, bạn nên thường xuyên vệ sinh, loại bỏ dầu bằng các biện pháp như đắp mặt nạ giấy, mặt nạ tự nhiên, dùng giấy thấm dầu,….Khi dưỡng da cần kết hợp với các loại thuốc trị mụn và kiểm soát tuyến bã nhờn tốt. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là điều cần thiết. Phương pháp này không chỉ đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn mà còn cân bằng nội tiết tố, khắc phục nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn.

Để loại bỏ được loại mụn “đáng ghét” này, bạn nên chú trọng vào việc vệ sinh da sạch sẽ. Sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với làn da nhạy cảm, đặc biệt là những loại có khả năng kiểm soát bã nhờn tốt. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp tẩy tế bào chết 1 – 2 lần một tuần và sử dụng nước hoa hồng sau khi rửa mặt để cân bằng da và se nhỏ lỗ chân lông.

Điều quan trọng nhất để cải thiện tình trạng da mụn chính là hạn chế tự nặn mụn hoặc sờ liên tục vào nốt mụn đầu trắng khiến chúng thêm trầm trọng hơn.

 

#2 Mụn đầu đen

 

Đúng như tên gọi, mụn có phần đầu màu đen do phản ứng oxy hóa trên bề mặt da. Loại mụn này được hình thành do bụi bẩn, lớp tế bào da chết dầu nhờn bít tắc trong lỗ chân lông. Mụn này khá cứng, tập trung chủ yếu ở mũi và hai bên má.

 

 

Mụn đầu đen nếu không được khắc phục, tình trạng kéo dài sẽ khiến lỗ chân lông to hơn, gây mất thẩm mĩ. Cũng tương tự như mụn đầu trắng, mụn đầu đen chính là thương tổn không viêm của mụn trứng cá.

Mụn đầu đen có lẽ là loại mụn phổ biến nhất với nhiều loại da. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, mụn đầu đen bị nhầm lẫn với sợi bã nhờn. Nếu không phân biệt cụ thể, bạn sẽ không tìm được phương pháp thích hợp để trị dứt điểm mụn đầu đen.

 

  • Sợi bã nhờn là gì?

 

Sợi bã nhờn chính là một khái niệm mới mẻ với nhiều người. Tuy nhiên, với những ai có vấn đề da mụn thì hiểu rõ sợi bã nhờn là điều quan trọng. Nguyên nhân gây ra sợi bã nhờn do hỗn hợp vi khuẩn, lipid bã nhờn, tế bào chết xung quanh nang lông và vảy mảnh rồi hình thành sợi nhỏ. Sợi bã nhờn thường có màu trắng hoặc vàng và tự động lấp đầy lỗ chân lông sau 30 ngày nếu bạn ấn hoặc nặn bằng đầu ngón tay.

Đây là một phần tất yếu của da con người. Chúng được hình thành hoàn toàn tự nhiên và cũng không phải là dấu hiệu nhiễm trùng của da. Sợi bã nhờn đóng vai trò giúp tuyến nhờn lưu thông và được đẩy lên bề mặt da. Một trong những lý do khiến chúng bị nhầm lẫn với mụn đầu đen chính là vị trí xuất hiện trên mặt. Chúng thường có ở vùng mũi, cằm hoặc các vùng da mỏng.

Sợi bã nhờn không thể giải quyết triệt để và chỉ có thể để thời gian sau này, khi chúng ta già đi, tuyến bã nhờn hoạt động chậm lại hơn và sự xuất hiện của nó cũng ít lại.

 

Cách trị mụn đầu đen và đầu trắng – Nguồn: Youtube Mai Vân Trang

 

  • Cách trị mụn đầu đen

 

Với mụn đầu đen, bạn có thể giải quyết bằng cách dùng miếng lột mũi hoặc các dụng cụ được y khoa khuyên dùng để lấy nhân mụn an toàn. Khi lấy được nhân mụn, bạn nên kết hợp vệ sinh da mặt sạch sẽ với sữa rửa mặt, dùng nước hoa hồng và các loại kem trị mụn đặc trị để hạn chế tình trạng bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông. Trong thời gian bị mụn, bạn nên hạn chế dùng tay chạm để không làm tình trạng mụn viêm thêm trầm trọng.

 

#3 Mụn trứng cá

 

Trong các loại mụn xuất hiện trên da mặt, mụn trứng cá có lẽ đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Mụn trứng cá thường có tên gọi chung là mụn.

Trên thực tế, mụn trứng cá được chia thành nhiều loại: trứng cá thông thường, trứng cá u nang, các tổn thương không viêm như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, các tổn thương viêm như sẹo, thâm, trứng cá bọc, trứng cá hoại tử.

 

 

  • Nguyên nhân xuất hiện mụn trứng cá

 

Mụn trứng cá được hình thành do chất nhờn và tế bào da chết ẩn sâu gây bít tắc lỗ chân lông. Điều này dẫn đến viêm và hình thành những vết mụn sưng đỏ. Vi khuẩn hình thành sâu bên trong da hình thành dạng mụn nang có mủ. Bên cạnh đó, thời kỳ kinh nguyệt rơi vào ngày giữa 15 – 20  và stress cũng là nguyên nhân dẫn đến phát sinh mụn trứng cá.

Tổn thương mà mụn trứng cá để lại trên da mặt cũng rất đa dạng như: sẩn đỏ, sẩn mụn mủ, những nốt mụn sâu trên gương mặt có thể sưng mủ, sau đó bị rò và để lại sẹo gây mất thẩm mĩ. Tuổi dậy thì thường gặp phải những loại mụn này nhất. Chúng được hình thành do sự gia tăng androgen. Tuy nhiên, hai loại mụn thường gặp ở tuổi này cũng chỉ là mụn đầu trắng và mụn đầu đen.

 

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên từ 30 – 40 vẫn có khả năng bị mụn trứng cá vì sự gia tăng kích tố nam ở tuyến thượng thận hay buồng trứng. Biểu hiện đi kèm chính là chậm kinh hoặc kinh ít, rậm lông, tăng cân, rụng tóc nhiều.

Trong số những loại mụn trứng cá kể trên thì có hai loại mụn đặc biệt nguy hiểm. Nó dễ để lại sẹo khiến da mặt bị xấu đi và làm bạn trở nên tự ti hơn. Đó chính là ba loại mụn: mụn trứng cá cụm, trứng cá nang và mụn trứng cá nốt nang.

 

 » » » Trứng cá cụm

 

Mụn trứng cá cụm sẽ gây ra nhiều tổn thương cho khuôn mặt: mụn mủ, kén, sẩn, cục tạo thành các lỗ rò, gây chảy máu.

Các tổn thương đó có thể hinh thành sẹo rỗ và sẹo lồi cho khuôn mặt. Bệnh này hiếm gặp và có thể có diễn biến tệ hơn chính là gây ra bệnh ung thư biểu mô tế bào gai trên sẹo.

 

 » » » Trứng cá nang

 

Đây là vấn đề về da nặng và cần có liệu pháp điều trị chuyên nghiệp. Nếu không chăm sóc tốt, mụn sẽ là vấn đề lớn, ảnh hưởng nặng nề cho tâm lý của người mắc phải.

 

 » » » Trứng cá nốt

 

Đối với mụn trứng cá nốt nang thì phái nam dễ bị mắc phải ở các vùng mặt, ngực và lưng. Loại mụn này xuất hiện do bị viêm nhiễm, khi vỡ ra có thể tạo thành lỗ rò để lại sẹo lõm bị co rút và cứng. Ngoài ra, cũng có những nang thuộc dạng biểu bì nguồn gốc nang lông.

 

Quá trình hình thành mụn trứng cá – Nguồn: Youtube ESunvy

 

  • Cách điều trị mụn trứng cá

 

Khi bị mụn trứng cá, bệnh nhân sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng tâm lý và đặc biệt là sự thiếu tự tin về ngoại hình. Vì vậy, cần có sự đầu tư trong phương pháp điều trị. Khi chữa mụn trứng cá, có những lưu ý quan trọng bạn cần tuân theo.

Bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để thực hiện đúng liệu trình. Trị mụn không bao giờ là nhanh chóng. Vì vậy, cần kiên nhẫn thực hiện đủ thời gian để cải thiện hoặc trừ khử mụn trứng cá.

Khi bị mụn trứng cá, bạn nên quan tâm đến thời gian sinh hoạt và chế độ ăn uống của mình. Hãy hạn chế tối đa việc ăn đồ cay, nóng và các loại thức ăn ngọt như chè, xoài, sầu riêng. Thường xuyên uống đủ nước và tránh thức khuya.

Điều quan trọng nhất khi bị mụn chính là hạn chế việc nặn mụn để tránh bị thâm da, để lại các thương tổn không mong muốn trên khuôn mặt. Đối với các vết thâm da, bạn nên sử dụng loại thuốc đặc trị hoặc bổ sung vitamin C, uống nhiều nước cam và chanh. Cần đặc biệt lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp để vệ sinh da đúng cách.

 

#4 Mụn mủ

 

Nằm trong danh sách những loại mụn “gây ám ảnh” nhất, mụn mủ là loại mụn có phần đỏ ở chân và phần mủ ở trên đầu. Mụn mủ có thể gây ra đau vì những nốt sưng tấy bên trong.

Vì lớp da bên ngoài rất mỏng nên mụn mủ rất dễ bị vỡ và gây ra tổn thương. Có rất nhiều nguyên nhân khiến làn da bị mụn mủ – nỗi ám ảnh hơn cả mụn trứng cá.

 

 

Các tế bào da chết tồn đọng quá lâu ngày dẫn đến sự bít tắc lỗ chân lông và sự nhiễm khuẩn khiến da sưng lên, hình thành mụn mủ.

Ngoài ra, mụn mủ cũng có thể hình thành từ nguyên nhân thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, do các căng thẳng và chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Yếu tố ô nhiễm môi trường cũng là nhân tố khiến da mặt bị nhiễm bụi, nếu vệ sinh không kĩ dẫn đến sự tích tụ, hình thành mụn mủ.

Các đốm mụn khi hình thành nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng và lây lan sang các vùng da khác. Khi bị mụn mủ, bạn có thể linh hoạt sử dụng các phương pháp từ thiên nhiên đến dùng thuốc đặc trị để cải thiện tình trạng da mặt.

 

  • Cách điều trị mụn mủ hiệu quả

 

Những phương pháp tự nhiên được khuyên dùng khi bị mụn mủ là sử dụng nước cốt nhanh để đắp mặt trong tuần. Và sử dụng tính kháng viêm của tỏi để đắp lên các nốt mụn hoặc dùng lá trà xanh để kháng viêm, làm trắng da và bật mụn mủ lên tốt nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu những dạng serum đặc trị hoặc dạng gel chấm lên các nốt mụn và hạn chế tình trạng sẹo thâm.

Khi bị mụn, da rất nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên chọn đúng loại sữa rửa mặt để vệ sinh và hạn chế không dùng tay nặn hoặc chạm lên các nốt mụn.

 

#5 Mụn bọc

 

Cũng giống như mụn đầu đen và tuyến bã nhờn, loại mụn này dễ bị nhầm lẫn với mụn mủ. Mụn bọc là một dạng đặc biệt của mụn, có đường kính khá lớn khiến cho một vùng da trên mặt bị sưng kèm theo hiện tượng đau nhức.

 

 

Khi mụn vỡ sẽ có máu và mủ xuất hiện. Mụn bọc được hình thành do nhiều chất nhờn, lỗ chân lông che kín và vi khuẩn P. acnes có môi trường thuận lợi để sinh sôi.

Nguyên nhân dẫn đến mụn bọc cũng tương tự như những loại mụn kể trên. Hầu hết đều xuất phát từ sự thay đổi hormone, stress và chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Ngoài ra, mụn bọc còn có thể xuất hiện do yếu tố di truyền hoặc do bạn cố nặn mụn bọc.

Ngoài ra, nguyên nhân bên ngoài cũng có thể khiến bạn bị mụn bọc nghiêm trọng như sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là khói bụi và ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc cũng phát sinh mụn bọc.

 

  • Cách điều trị mụn bọc

 

Khi trị mụn bọc, bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng cả nguyên nhân bên ngoài và bên trong. Thực hiện các phương pháp kết hợp để dễ dàng “tạm biệt” với mụn bọc không mong muốn.

Bạn có thể dùng các loại thực phẩm từ thiên nhiên như cà rốt với cách làm sinh tố hoặc làm mặt nạ để trị mụn. Mật ong cũng là một phương pháp hữu hiệu và lành tính cho làn da của bạn. Kết hợp mật ong và nước chanh để thoa lên những nốt mụn cũng là một cách hiệu quả cho bạn.

Tuy nhiên, vệ sinh da và sử dụng những sản phẩm đặc trị cũng là phương pháp quan trọng. Bạn nên chú ý lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp làn da, không tự ý nặn hoặc đụng chạm để không có những vết thâm, sẹo rỗ trên khuôn mặt.

 

Cách trị mụn bọc hiệu quả – Nguồn: Youtube First Date

 

Vì sao tuổi dậy thì hay bị mụn?

 

Các loại mụn kể trên thường xuất hiện vào thời gian bạn bước vào tuổi dậy thì. Chính vì vậy, có rất nhiều băn khoăn đưa ra rằng tại sao mụn lại xuất hiện vào khoảng thời gian này.

 

  • Mất cân bằng hooc-môn

 

Khi đến giai đoạn tuổi dậy thì, sự mất cân bằng hormone sẽ là nguyên nhân hàng đầu khiến cho mụn xuất hiện. Hormone Testosterone thúc đẩy sự phát triển của cơ thế, cơ quan sinh dục và sự săn chắc xương ở con gái.

 

 

Chính vì lý do này mà tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh, khiến da bóng nhờn và đổ nhiều dầu, đặc biệt ở vùng chữ T.

Và để lý giải về tình trạng mụn nhiều ở thanh thiếu niên thì không thể thiếu sự góp phần của các vi khuẩn “mụn”. Ở đây cần tránh nhầm lẫn rằng, vi khuẩn là nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn.

 

  • Vi khuẩn tốt – vi khuẩn xuất

 

Trong da của chúng ta có khoảng 2000 loại vi khuẩn tốt và xấu. Những loại vi khuẩn tốt sẽ sinh ra vitamin và ngược lại. Vi khuẩn mụn sẽ sinh sôi nảy nở khi lỗ chân lông không thông thoáng, khiến nó bị “mắc kẹt” lại và lấn át vi khuẩn tốt. Lâu dần, sự bít tắc cùng dầu nhờn sẽ hình thành mụn sưng viêm.

Thông thường, vi khuẩn “xấu” gây nên mụn vẫn bị hàng rào bảo vệ da bên ngoài ngăn chặn nhưng sự đề kháng này cũng dễ bị phá vỡ bởi lối sinh hoạt không hợp lí cùng các tác nhân bên ngoài. Khi hàng rào không kịp xử lí, các tế bào da chết, dầu nhờn cùng vi khuẩn bị kẹt lại trên lỗ chân lông.

Và cái tên vi khuẩn “mụn” P.acnes (Propionibacterium acnes) chính là thủ phạm của nhiều loại mụn. Thức ăn của chúng là bã nhờn và là sinh vật kị khí. Vì vậy khi lỗ chân lông bị tắc kết hợp với bã nhờn, tế bào da chết, chúng phát triển mạnh mẽ, hình thành nên mụn ở tuổi dậy thì.

 

  • Cơ chế hoạt động của hồng cầu không ổn định

 

Những loại mụn viêm phát sinh do cơ chế hoạt động của hồng cầu đối với vi khuẩn mụn để cân bằng cơ thể. Thực chất, việc phát sinh mụn là phản ứng tự nhiên nhằm ngăn chặn vi khuẩn xấu thêm bùng nổ trên làn da bạn.

 

 

Ngoài ra, mụn có thể phát sinh và lây lan rất nhanh vì các vi khuẩn P.acnes không được tiêu diệt triệt để mà lợi dụng hàng rào bảo vệ của làn da tiếp tục phát triển, làm từ một nốt mụn nhỏ thành một khoảng làn da mụn.

 

Thắc mắc chung về các loại mụn

 

#1 Những loại mụn nào nguy hiểm nhất?

 

 

Các loại mụn kể trên đều có ảnh hưởng nhất định cho làn da. Tuy nhiên, xét về mức độ nguy hiểm thì mụn đinh râu sẽ là mối đe dọa của rất nhiều người. Mụn đinh râu (mụn trứng cá) rất độc. Nếu tùy tiện nặn sẽ làm vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn vào hệ thống tĩnh mạch, gây nhiễm trùng máu.

Bạn cần điều trị kịp thời và đúng cách, để lâu hơn dễ dẫn đến tử vong. Nếu không may gặp phải tình trạng mụn đinh, bạn nên vệ sinh da bên ngoài bằng cồn y tế. Sau đó tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ để được chữa trị.

Mụn ở chóp mũi hoặc môi tuy không quá nguy hiểm nhưng vị trí chúng xuất hiện là những huyệt đạo quan trọng. Khi xử lí nốt mụn này, bạn nên thận trọng, tránh tổn thương đến cơ thể. Cách tốt nhất để xử lý là sát trùng bên ngoài, chờ chúng tự vỡ.

Ngoài ra, mụn đầu đen cũng nguy hiểm cho da nếu không được nặn đúng thời điểm. Tự nặn mụn đầu đen sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc da.

Nếu mụn chưa chín có thể còn sót lại sâu trong nang lông. Vì vậy, bạn nên đợi mụn chín và sử dụng các phương pháp tự nhiên như lòng trắng trứng để trị mụn đầu đen.

Mụn thịt mọc ở khu vực bên dưới mắt cũng thuộc một vị trí huyệt đạo quan trọng. Thay vì tự nặn mụn thịt, hãy tìm đến lời khuyên và sự trợ giúp của bác sĩ. Có như vậy sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Đánh giá mụn

 

Trên đây là những ý kiến của blog khi tìm hiểu về mụn, vậy còn bạn có ý kiến gì vệ mụn nguy hiểm nhất, hãy đánh giá ngay tại đây nhé

 

#2 Ngoài tuổi dậy thì có bị mụn không?

 

Như vậy khi qua khỏi giai đoạn tuổi dậy thì, mụn có xuất hiện nhiều nữa hay không? Câu trả lời chính là có. Mụn sẽ không thực sự chấm dứt dù ở giai đoạn nào. Chỉ cần có điều kiện thích hợp, chúng sẽ xuất hiện và ảnh hưởng đến làn da của bạn.

Tuy chúng ta không thể triệt tiêu mụn hoàn toàn nhưng có thể hạn chế sự xuất hiện của mụn và làm chúng biến mất nhanh nhất có thể.

 

#3 Mụn nào vẫn bị sau khi qua giai đoạn tuổi dậy thì?

 

Thực tế, nhiều người trưởng thành vẫn còn gặp rắc rối khi mụn bọc, mụn đầu trắng, mụn đầu đen vẫn xuất hiện thường xuyên.

Mụn xuất hiện không chỉ gây đau đớn mà còn khiến người tự ti, giảm nhan sắc, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. Theo đó, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mụn dù bạn đã qua tuổi dậy thì.

 

#4 Có nên nặn mụn không?

 

 

Như đã đề cập ở trên ở các dạng mụn, bạn không nên nặn mụn ở bất cứ vị trí nào dù làm mụn dưới da, mụn ở cổ, mụn ở tay … Vì như thế tình trạng nhiễm khuẩn da và khiến mụn càng phát sinh thêm mà không hề bớt. Hãy nhớ kĩ nhé các nàng: KHÔNG NÊN NẶN MỤN

 

Một vài nguyên nhân vẫn bị mụn sau tuổi dậy thì

 

 

  • Thiếu ngủ và thức khuya là nguyên nhân hàng đầu khiến mụn dễ nổi dù bạn đã qua giai đoạn mất cân bằng nội tiết tố. Khi bạn thức khuya, đồng hồ sinh học của bạn sẽ không trái giờ làm quá trình hoạt động của da bị xáo trộn. Tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn và kích thích mụn phát triển.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh tạo điều kiện cho mụn phát triển mạn. Khi ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, uống nhiều cà phê hoặc đồ có nhiều đường sẽ khiến mụn mọc nhiều và nhanh hơn hoặc kéo dài thời gian tồn tại của mụn trên da mặt.
  • Căng thẳng và stress cũng là nguyên nhân tiếp theo sau tuổi trưởng thành. Nội tiết tố sẽ bị rối loạn khi cuộc sống bận rộn.
  • Mang thai cũng ảnh hưởng đến tình trạng mụn. Đối với các mẹ, khi mang thai rất dễ bị mụn mọc ở trán ở thời điểm từ 3-6 tháng. Hoặc sử dụng thuốc tránh thai cũng gây ảnh hưởng mụn
  • Dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không tẩy trang đúng cách cũng khiến da dễ mụn. Việc trang điểm dày làm da bị “khó thở”, lỗ chân lông bị bít tắc kết hợp với dầu nhờn mà phát sinh ra mụn.
  • Vệ sinh da không kĩ cũng có thể khiến da dễ bị nổi mụn. Môi trường đầy bụi bẩn cùng không khí ô nhiễm sẽ khiến da bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn cần tích cực sử dụng kem chống nắng cùng với tẩy trang thật kĩ để không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn “mụn” nảy sinh.

 

Kết luận

 

Như vậy, có thể thấy, sau tuổi dậy thì đều có thể gặp rất nhiều loại mụn nếu bạn không chăm sóc da mặt đúng cách cùng chế độ sinh hoạt không hợp lí. Chúng ta không thể nói tạm biệt mãi mãi với mụn nhưng có thể có cách để cải thiện tối đa tình trạng mụn và hạn chế sự quay lại của chúng.

Khi gặp phải vấn đề về mụn, rất nhiều người mong muốn sớm chữa trị được hết các loại mụn, trả lại một làn da căng bóng và mịn màng. Tuy nhiên, trị mụn là một vấn đề mất rất nhiều thời gian và trải qua nhiều giai đoạn. Chính vì vậy, bệnh nhân phải hiểu rõ từng loại mụn mà mình đang gặp phải để tìm được phương pháp chữa trị hiệu quả và thích hợp.

Hi vọng rằng, với bài viết này, bạn sẽ có đủ thông tin cần thiết và tìm kiếm phương pháp riêng biệt cho bản thân để sẵn sàng đổi mới, bắt đầu từ làn da sáng bóng và mịn màng.

Cám ơn bạn đã theo dõi


Lượt xem: 10110
Share via Facebook
Copy link bài viết

Xem thêm