Theo nghiên cứu, nếu mỗi ngày lượng tóc rụng vượt quá 100 thì chắc chắn bạn đã mắc bệnh lý. Rụng tóc do thiếu nội tiết tố androgen. Vậy anrogen là gì?
Đây có vẻ như là một cụm từ khá lạ, ngay cả đối với những người mắc chứng rụng tóc. Nhưng nó là một bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là ở nam giới. Cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm về chứng rụng tóc này nhé!
Rụng tóc androgen là một chứng rụng tóc thường xảy ra ở cả nam lẫn nữ, nhưng phổ biến hơn ở nam. Vì nó có yếu tố di truyền liên quan đến nội tiết tố nam testosterol.
Triệu chứng của chứng bệnh lý này là tóc bắt đầu bị rụng từ 2 bên thái dương, sau đó ăn dần sâu vào trong và ăn lên đỉnh đầu, gây ra hiệu ứng hói đầu chữ “M”. Tóc gần đỉnh đầu cũng mỏng, thường dẫn đến hói đầu 1 phần hoặc toàn bộ.
Ở nữ, rụng tóc androgen cũng khiến chân tóc rút đi và trở nên mỏng nơi đỉnh đầu, nhưng rất hiếm khi xảy ra hói.
Các nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây ra hói đầu là do một chuỗi phản ứng các chất nội tiết trong cơ thể. Các hoocmon Androgen trong nang tóc được chuyển hóa thành dihyro testostérioneme dưới tác động của 5 alpha – reduetase.
Chất được tạo ra này làm rút ngắn pha sinh sản của sợi tóc, thu nhỏ từ từ các nang tóc cũng như đường kính sợi tóc, cho đến khi sợi tóc trở thành một sợi lông tơ đơn giản.
Trong trường hợp không có rối loạn nội tiết, sự nhạy cảm ngoại biên của chất dihydrotestostéione hoặc sự gia tăng các thụ thể tương tự androgen cũng có thể làm gia tăng hoạt động của 5 alpha-reductase, gây hói.
Rụng tóc androgen gồm có 5 giai đoạn:
1. Có một sự thay đổi nhẹ ở mép tóc. Tóc ở 2 bên vùng thái dương bắt đầu thưa hơn.
2. Chân tóc bắt đầu rút vào bên trong, khiến cho trán trở nên cao hơn.
3. Rụng tóc rõ rệt và nhiều hơn, đi sâu vào vùng đỉnh đầu, theo hình chữ “M”
4. Các vùng hói trên vương miện và trán chỉ được phân tách bằng các dải tóc mỏng.
5. Các vùng của rụng tóc hòa với nhau làm một và tạo thành mảng hói lớn toàn bộ. Tóc trên đầu tiếp tục mỏng đi, và lan ra phía đầu, cổ, tai.
Mục đích chính của việc điều trị rụng tóc Androgen là làm tăng lượng tóc bao phủ trên da dầu, đồng thời làm chậm quá trình tiếp tục rụng tóc.
Những loại thuốc thường được sử dụng, đó là chất Finasteride (Propecia),1mg/ngày, và dung dịch Minoxidil 2% – 5% xịt tại chỗ là phương pháp điều trị Androgenetic alopecia phổ biến hiện nay.
Là chất đối kháng cạnh trạnh của 5 alpha-reductase type 2 và ngăn cản sự biến đổi testosteron tự do thành dihydrotestosterone. Ức chế tình trạng rụng tóc.
Tác dụng phụ của finasteride là giảm các ham muốn về tình dục, không xuất tinh… Tuy nhiên, cần lưu ý nếu bạn bị rung tóc trong thời kì mang thai thì không nên dùng thuốc. Vì có thể khiến thai nhi bị dị dạng.
Minoxidil có tác dụng kích thích mọc tóc. Kéo dài giai đoạn tăng trưởng. Và làm trưởng thành các nang tóc chín non. Ngoài ra, nó còn có tác dụng ở những trường hợp rụng tóc từng vùng, thiếu lông tóc bẩm sinh hay hội chứng kém phát triển.
Tác dụng phụ thường là viêm da dị ứng, hay các vấn đề về da như bị ngứa, mẩn đỏ.
Tuy nhiên, cả 2 loại thuốc này đều không thể chữa trịandrogen hoàn toàn. Hay phục hồi được toàn bộ lượng tóc. Và không phải mọi người được áp dụng đều có đáp ứng giống nhau.
Thời gian điều trị cần thiết phải từ 6 – 12 tháng mới có thể cải thiện được sự mọc tóc. Việc điều trị liên tục rất cần thiết để duy trì kết quả. Nếu ngưng điều trị, tóc có thể bị rụng lại sau 6 – 12 tháng, tình trạng sẽ trở lại giống như lúc ban đầu chưa điều trị.
Vậy là bạn đã nắm rõ rụng tóc androgen rồi phải không nào? Nếu bạn gặp phải tình trạng này. Mình mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.
Đây là bài viết thuộc quyền sở hữu của Blog Prices. Vui lòng nếu copy xin dẫn nguồn về website.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Bài viết liên quan