Đăng nhập / Đăng ký

Mua sắm thông minh!

Hướng dẫn đọc kết quả đo mắt dành cho mọi lứa tuổi

Bạn có biết “cửa sổ tâm hồn” của mình rất “mong manh”? Đôi mắt rất dễ bị tật nếu bạn duy trì một thói quen xấu lâu ngày, hay đơn giản là sự lão hóa do tuổi tác cũng làm cản trở chức năng của mắt.

Hãy cùng tìm hiểu mắt có những loại tật khúc xạ nào, biểu hiện ra làm sao, và phương pháp kiểm tra, hướng dẫn đọc kết quả đo mắt như thế nào nhé!

Mắt có những tật nào? Biểu hiện ra sao?

Bất kể một biểu hiện bất thường nào của mắt cũng đều là biểu hiện mắt mắc phải một hoặc một số tật khúc xạ.

Thông thường, có những tật về mắt gồm:

  • Cận thị: tật này gây bất tiện trong việc quan sát các vật ở xa, hiểu đơn giản mắt người cận thị chỉ có thể nhìn gần trong một phạm vi tương đối ngắn, chừng vài chục cm. Cận thị thường xảy ra ở đối tượng thuộc tuổi vị thành niên, tuổi học sinh, sinh viên, những người trẻ
  • Viễn thị: ngược lại với tật cận thị, mắt viễn thị khó khăn trong việc nhìn các vật gần, chỉ có thể nhìn từ xa tới rất xa. Nguyên nhân là do mắt bị lão, và thường tật khúc xạ này gặp ở những người trung niên đến già
  • Loạn thị: hình ảnh sau khi đi qua giác mạc, sẽ hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Tuy nhiên, mắt loạn thị lại cho phép hiển thị hình ảnh tại nhiều điểm khác nhau trên võng mạc, chính vì vậy hình ảnh thu nhận được thường mờ nhòe, không rõ ràng.

Tật này thường đi kèm với tật cận thị hoặc viễn thị. Tuy nhiên, cũng có một số ít bệnh nhân bị loạn thị bẩm sinh.

Đo mắt bằng cách nào? Dụng cụ đo mắt thường dùng?

Về phương thức bài bản và khoa học, mang tính chính xác cao, người ta thường sử dụng hai dụng cụ cơ bản là bảng thị lực và máy đo thị lực.

#1 Bảng thị lực

Bảng thị lực là hệ thống các ký hiệu, hình ảnh có những nguyên tắc riêng để đánh giá thị lực của mắt, gồm: bảng chữ cái C dành cho người không biết chữ, bảng chữ cái thông thường và bảng hình dành cho trẻ em.

Các kí tự trong bảng này thường được sắp xếp lớn đến nhỏ dần, đến một ngưỡng cho phép mắt hoàn toàn bình thường có thể đọc được ở mức nhỏ nhất.

#2 Máy đo thị lực

Nếu đo thị lực bằng bảng ký hiệu là phương pháp truyền thống, thì đo thị lực bằng máy được coi là phương pháp hiện đại, mang lại độ chính xác tương đối cao.

Có nhiều phương pháp để xác định độ cận, viễn, hay loạn thị của mắt. Những phương pháp thường thấy và có tính chính xác cao, đó là:

#3 Đo thị lực từ xa

Mắt bệnh nhân đặt cách bảng thị lực 5m, trong một điều kiện lý tưởng về ánh sáng, hầu như không có sự tác động của ngoại cảnh gây ảnh hưởng tới sự điều tiết và kết quả chung của quá trình đo mắt.

#4 Đo thị lực bằng kính lỗ

Với phương pháp này, mắt nào cần kiểm tra thì không che mắt và ngược lại, điều chỉnh vị trí kính lỗ sao cho bệnh nhân nhìn rõ chữ, làm lần lượt tới khi bệnh nhân có thể nhìn rõ chữ nhỏ nhất có thể và đưa ra kết quả

#5 Đo thị lực gần

Với trường hợp này, bệnh nhân được đeo kính để đọc sách với điều kiện lý tưởng mắt cách chữ từ 33 đến 35cm. Làm tương tự phương pháp trên, che một mắt lạ để kiểm tra thị lực từng mắt. Yêu cầu bệnh nhân đọc kết quả của chữ nhỏ nhất có thể nhìn thấy, sau đó đưa ra kết quả giám định.

Hướng dẫn đọc kết quả đo mắt đơn giản, dễ hiểu

Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra một bản kết quả về mắt cho bệnh nhân, dựa vào đó, người ta có thể nắm được tình hình mắt của mình, thuộc loại tật khúc xạ nào.

Sau đây là ký hiệu thường dùng trong kết quả giám định, dù ở cơ sở y tế nào cũng sử dụng quy cách chung như sau:

  • Kết quả đo mắt phải ký hiệu là “Phải”, hoặc “O.D” hoặc “R”
  • Kết quả đo mắt trái ký hiệu là “Trái”, hoặc “O.S” hoặc “L”
  • Cầu ký hiệu là “SPH”
  • Cận thị dùng dấu “-” trước chỉ số, Viễn thị dùng dấu “+” trước chỉ số
  • Trục ký hiệu là “AXIS”, là trục của độ loạn, chỉ sử dụng khi mắt bị loạn thị
  • Cộng thêm ký hiệu là “ADD”, thể hiện chỉ số thị lực nhìn gần, chính bằng thị lực nhìn xa cộng thêm. Do đó, ký hiệu này chỉ dùng cho mắt bị lão, viễn thị
  • Khoảng cách đồng tử: dựa vào đó, người ta đo kính cụ thể, chính xác, tâm kính nằm chính giữa, mang đến hiệu quả hình ảnh cao nhất khi đeo kính.

Đó là các ký hiệu, và nhìn vào ký hiệu, người ta sẽ nhận biết được ngay mắt mình thuộc dạng nào, và cần xử lý ra sao. Hiểu đơn giản, nếu có dấu “-” trước chỉ số, thì đó là cận, và dấu “+” nghĩa là mắt bị viễn. Tương tự với các chỉ số gắn với “L” hoặc”R” có nghĩa mắt trái hay mắt phải cận, viễn bao nhiêu.

Ví dụ hướng dẫn đọc kết quả

Ví dụ cụ thể cho người bệnh dễ nắm bắt, hình dung hơn:

O.D: -3 = 10/10, tức là mắt phải cận 3 độ, sau khi điều chỉnh sẽ đạt mức 10/10.

L: +1.5 – 0.5 x 180 = 10/10, tức là mắt trái viễn thị 1.5 độ, loạn 0.5 độ, trục là 180 độ, sau khi điều chỉnh với các chỉ số trên thì mắt đạt mức 10/10.

Đọc kết quả đo mắt nhằm mục đích gì?

Sau khi đọc kết quả đo mắt, cũng là lúc bạn cần để ý tới cửa sổ tâm hồn của mình hơn rồi. Nếu mắt mắc tật khúc xạ, thì dù chỉ số thấp, cũng nên tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tình trạng này ngay lập tức. Đừng chờ tới khi tăng độ tới nỗi không thể nhìn được hoặc quá gắng gượng trong quan sát, mới bắt đầu lật đật chạy đi tìm nguyên nhân.

Đọc kết quả đo mắt, nếu mắt cận và bạn là người trẻ, rất có thể lý do gây nên tình trạng này là mắt bạn tiếp xúc quá nhiều với máy tính, điện thoại, hoặc không giữ đúng khoảng cách khi viết hoặc nhìn vật, dẫn đến lâu ngày mắt phải điều tiết thụ động, và không thể trở về trạng thái ban đầu.

Tương tự, tật viễn thị hay lão thì hầu hết do sự lão hóa của cầu mắt, do yếu tố tuổi tác tác động. Loạn thị có thể do bẩm sinh, hoặc một tổ hợp nguyên nhân khác, trùng với một trong những nguyên nhân cận, viễn thị.

Kết luận

Vậy đọc, phân tích kết quả đo mắt, nhằm mục đích cuối cùng là lựa chọn loại kính mắt phù hợp, đồng thời điều chỉnh thói quen sinh hoạt sao cho có lợi với đôi mắt của mình, bổ sung một số thực phẩm chức năng có lợi cho mắt,…

Hướng dẫn đọc kết quả đo mắt rất quan trọng, phản ánh đúng tình trạng của mắt để đưa ra những cải thiện tốt nhất cho đôi mắt. Bạn nên thường xuyên thăm khám, đặc biệt khi mắt gặp biểu hiện bất thường để khắc phục sớm những bất tiện do tật khúc xạ gây ra.


Lượt xem: 28957
Share via Facebook
Copy link bài viết

Xem thêm