Đăng nhập / Đăng ký

Mua sắm thông minh!

[Tư vấn] Cốc Nguyệt San Là Gì? Cách Sử Dụng Cốc Nguyệt San

Dạo gần đây chúng ta rất hay nghe nhắc đến cốc nguyệt san. Nó được giới thiệu như một vị cứu tinh với nhiều lợi ích trong ngày đèn đỏ. Vậy thì cốc nguyệt san là gì mà có thể tạo ra một cơn sốt trong lòng các cô gái như thế?

Blog Prices sẽ giúp các nàng hiểu một cách toàn diện về cốc nguyệt san. Cũng như những ưu – nhược điểm, cách sử dụng trước khi quyết định dùng cốc nguyệt san thay thế hoàn toàn băng vệ sinh hoặc tampon. Ngoài ra, các bạn nam cũng có thể đọc để hiểu về bạn gái và nỗi khổ của “nửa kia” trong những ngày nhạy cảm nhé.

 

Cốc nguyệt san là gì?

 

Trước hết chúng ta hãy xem hình dạng CNS như thế nào nhé? Nó như một chiếc chuông với phần cuồng ngắn.

Cốc nguyệt san được làm bằng 1 trong 3 chất liệu: cao su tự nhiên, silicone y tế hoặc TPE (một loại nhựa dẻo). Tốt nhất bạn nên lựa chọn là silicone  y tế vì đây là chất liệu bền nhất, trong khi đó cao su tự nhiên và TPE có thể dễ bị nứt gãy hơn.

 

 

Về cơ chế hoạt động, băng vệ sinh và tampon thấm hút còn cốc nguyệt san sẽ hứng hết lượng “dâu rụng” ngay bên trong âm đạo của bạn. Một chiếc cốc có thể sử dụng lại nhiều lần với tuổi thọ lên đến 5 – 10 năm, không cần phải mất công tháng nào cũng phải nhớ mua băng vệ sinh nữa rồi.

 

Lợi ích khi dùng cốc nguyệt san

 

Vì được đặt vào bên trong “cô bé” của bạn nên cốc nguyệt san có nhiều tác dụng vượt trội khi sử dụng như:

 

 

  • Không gây ẩm ướt, ngứa ngáy như băng vệ sinh thông thường.
  • Không gây cảm giác dày cộm mà hoàn toàn thoải mái như không đeo thứ gì trên người cả.
  • Máu được đựng bên trong cốc nên không thể tiếp súc với không khí và vi khuẩn bên ngoài, tránh tạo nên mùi khó chịu.
  • Hạn chế vi khuẩn tấn công vùng kín nguy cơ gây bệnh, nhiễm khuẩn, nấm.
  • Với cơ chế hoạt động là đựng máu ở ngay bên trong cơ thể. Thế nên cốc nguyệt san không làm mất độ ẩm tự nhiên vùng kín. Băng vệ sinh, tampon có độ thấm hút cao có thể gây mất cân bằng pH.
  • Không lo tràn băng ra ngoài. Vì khi “dâu rụng” ra đến âm đạo thì đã lọt hết vào chiếc cốc “thần thánh” chặn ở cửa rồi. Hơn nữa, khả năng chứa “dâu” của một chiếc cốc cũng nhiều hơn gấp 2 lần băng vệ sinh, tampon.
  • Nhờ chức năng “tàng hình” ẩn sâu bên trong mà cốc nguyệt san có thể giúp chị em hoạt động thể thao, vận động mạnh, đặc biệt là tung tăng bơi lội mà không phải lo lắng gì cả.
  • Đặc điểm thú vị khác hẳn tampon và băng vệ sinh là cốc nguyệt san có thể tái sử dụng nhiều lần. Khi dùng xong, các bạn đổ máu đi rồi vệ sinh cốc sạch sẽ là dùng lại được ngay.
  • Hạn sử dụng của một chiếc cốc là 5 – 10 năm, điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền bạc, thời gian đi mua băng vệ sinh.

 

Nhược điểm của cốc nguyệt san

 

Tuy nhiên cốc nguyệt san vẫn có một số nhược điểm mà bạn cần biết

  • Đối với những bạn lần đầu dùng cốc nguyệt san. Bạn sẽ cảm hoang mang không biết dùng cốc sao cho cho đúng. Bạn nên luyện tập dùng cốc nhé.
  • Sau mỗi lần dùng bạn nên vệ sinh cốc thật sạch để dùng lần sau. Khác với băng vệ sinh, tampon chỉ dùng 1 lần rồi bỏ.
  • Mặc dù an toàn tuyệt đối vì cốc nguyệt san được đưa vào vùng kín. Nó đóng vai trò như giác hút, không xê dịch được. Đôi khi cô nàng “lo lắng” chiếc cốc sẽ trôi tuột vào bên trong hay rơi ra khi hoạt động. Đừng lo! Đó là do bạn không an tâm thôi. Chiếc cốc không thể biến mất trong cơ thể bạn được đâu.

 

 

  • Cốc nguyệt san và tampon có thể gây tác động đến “chỗ ấy” nên hãy cẩn thận trước khi quyết định dùng nhé. Nếu bạn chưa từng quan hệ và “chưa bị vỡ màn” mỏng manh ấy thì tốt nhất là nên sử dụng băng vệ sinh. Đây chính là nhược điểm mà các nhà sản xuất cốc nguyệt san né tránh nói đến, tuy nhiên bạn hãy biết điều này để cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân.
  • Giá của một chiếc cốc đủ chất lượng với chất liệu tốt dao động từ 500k – 1.000k, vì vậy để đầu tư 2 chiếc cốc để thay đổi khi sử dụng cũng làm nhiều nàng băn khoăn.
    Không phải tất cả mọi người đều có thể dùng chung một kích cỡ và chất liệu cốc. Vì vậy, việc lựa chiếc cốc loại nào phù hợp với “cô bé” cũng làm nhiều bạn hoang mang.

 

Cách sử dụng cốc nguyệt san

 

Chắc hẳn điều làm các nàng cảm thấy không ưng nhất ở cốc nguyệt san chính là cách sử dụng khó khăn hơn băng vệ sinh nhiều lần. Tuy nhiên, đó chỉ là cảm giác ban đầu, khi quen dùng rồi bạn sẽ phải thốt lên “sao bây giờ mới biết đến cái này” cho xem.

 

#1 Tư thế nhét cốc

 

Bạn có thể thực hiện 1 trong 3 tư thế sau:

 

 

  • Đứng và gác một chân lên bệ cao
  • Đứng 2 chân rộng bằng vai, đầu gối hơi khuỵu xuống
  • Ngồi dựa lưng vào tường như tư thế squat.

 

#2 Cách gấp cốc

 

Dưới đây là những cách gấp cốc thông dụng nhất và thu mép cốc nhỏ nhất có thể để việc nhét cốc vào “cô bé” dễ dàng hơn:

 

Cách 1: Punch down

 

Dùng ngón trỏ ấn một bên mép cốc vào trong

Bóp hai bên thành cốc lại

 

 

  • Dùng ngón trỏ ấn một bên mép cốc vào trong.
  • Bóp hai bên thành cốc lại.

 

Cách 2: C – Fold

 

  • Dùng ngón tay ấn dẹp cốc lại.
  • Gấp đôi cốc lại thành hình chữ C.

 

Gấp đôi cốc lại thành hình chữ C

 

 

Cách 3: Triangle

Dùng 4 ngón tay ấn dẹp mép cốc. Gập chéo mép cốc xuống tạo thành 1 hình tam giác. Ngoài 3 cách gấp trên, còn có rất nhiều cách gấp khác như Diamond Fold, Labia Fold, Origami Fold, 7 – Fold,… có thể tham khảo thêm rên Youtube.com.

 

Dùng 4 ngón tay ấn dẹp mép cốc

Gập chéo mép cốc xuống tạo thành 1 hình tam giác

 

 

#3 Cách nhét cốc vào âm đạo

 

Rửa tay và cốc thật sạch trước khi bắt đầu.

 

Sau khi gấp cốc và đứng vào tư thế thoải mái nhất, bạn sẽ tiến hành nhét cốc từ từ vào vùng âm đạo của mình.

 

Gấp cốc rồi đẩy vào âm đạo

 

 

Vừa đẩy cốc vào, vừa làm động tác Kegel để cốc tự động chui vào nhẹ nhàng, nếu làm đúng cách bạn sẽ không cảm thấy đau đớn xíu nào đâu. Động tác Kegel là kiểu ngắt nghỉ khi đang tiểu, bạn nào lần đầu sử dụng cốc nguyệt san thì nên luyện tập trước động tác này vài lần, điều này sẽ giúp bạn đẩy cốc vào dễ dàng hơn.

Trong ngày nhạy cảm, bạn sẽ nhét cốc vào trơn tru hơn ngày thường vì “cô bé” trong lúc này sẽ mở to hơn và có máu kinh tác dụng như một chất bôi trơn. Nếu bạn mới mua về mà muốn thử luôn xem có vừa không thì nên dùng một chút gel bôi trơn hỗ trợ nhé.

 

Xoay nhẹ đáy để cốc mở hết

 

 

Sau khi nhét cốc vào, bạn hãy để ý nghe tiếng bật nhẹ có nghĩa là chiếc cốc đã được mở ra và đặt vừa khít vào âm đạo rồi. Lúc này bạn sẽ không còn cảm giác gì về chiếc cốc nữa.

Nếu không nghe thấy tiếng bật và có cảm giác khó chịu thì bạn sẽ phải chỉnh lại bằng cách túm đáy cốc đẩy vô kéo ra hoặc xoay nhẹ để cốc về đúng vị trí.

 

Cốc nằm đúng vị trí

 

 

Thời gian sử dụng cốc

 

Trong vòng 8 – 12 tiếng liên tiếp, bạn có thể tung tăng thoải mái mà không lo sợ dung dịch tràn ra ngoài. Một ngày thay cốc 2 lần là đủ.

 

#4 Cách lấy cốc ra ngoài

 

Túm đáy cốc bằng ngón trỏ và ngón cái

 

Túm đáy cốc bằng ngón trỏ và ngón cái

 

 

Đầu tiên tất nhiên là phải rửa tay thật sạch và thả lỏng cơ thể để âm đạo không co thắt.

Đứng gác chân hoặc ngồi xổm như lúc nhét cốc vào. Bạn có thể làm động tác như rặn đẻ để đẩy cuống cốc lòi ra ngoài sau đó túm lấy đáy cốc. Bóp nhẹ bằng ngón trỏ và ngón cái rồi kéo dích dắc từ bên này sang bên kia để tạo chỗ cho khí lọt vào, giảm lực hút của chiếc cốc. Hãy túm đáy cốc chứ đừng kéo cuống cốc nhé!

 

Rút cốc ra nhẹ nhàng

 

Khi cốc đã ra ngoài được một đoạn, hãy cầm cả chiếc cốc kéo ra nhẹ nhàng đến lúc miệng cốc ở sát cửa âm đạo thì bóp nhẹ một phía rút ra trước rồi rút cả chiếc cốc ra.

 

 

Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng đừng bỏ cuộc mà hãy luyện tập cho quen dần. Bạn sẽ cảm nhận được những lợi ích tuyệt vời mà cốc nguyệt san mang lại, lúc ấy thì việc nhét vào lấy ra không còn là vấn đề nữa.

 

Rút cốc ra nhẹ nhàng

 

 

Làm sạch cốc

 

Đối với lần đầu sử dụng cốc nguyệt san, bạn cần phải đun cốc trong nước sôi trong 5 phút để tiệt trùng. Lưu ý là tuyệt đối không để cốc chạm đáy nổi làm giảm tuổi thọ của cốc. Mẹo nhỏ cho chị em là bạn nên đặt cốc trong một cái cây đánh trứng vừa vặn. Sau đó bạn đổ tầm 2 lít nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiệt trùng cốc trong lò vi sóng bằng cách đặt cốc vừa khít vào một cái ly. Sau đó bạn đổ nước ngập và quay tầm 3 – 5 phút cho nước sôi.

Sau mỗi lần sử dụng, tráng sạch cốc với nước sạch. Hoặc kỹ hơn bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa. Tuyệt đối không dùng xà phòng hay nước rửa tay để vệ sinh cốc. Bởi vì điều này có thể gây kích ứng “cô bé”.

Sau từng kỳ kinh nguyệt, bạn nên luộc cốc để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, cất vào túi vải. Sau đó bạn nên đặt ở một nơi sạch sẽ khô thoáng dành cho kỳ sau. Bạn cũng có thể tiệt trùng cốc trước mỗi kỳ đèn đỏ. Từ đó bạn có thể chắc chắn rằng chiếc cốc nguyệt san của bạn luôn sạch sẽ.

 

Khi bạn biết cách sử dụng, bạn có nên dùng CNS?

 

Cốc nguyệt san có những lợi ích đặc biệt, loại bỏ sự khó chịu, bất tiện. Trong khi băng vệ sinh thông thường không thể khắc phục được điều đó. Tuy nhiên cách sử dụng hoàn toàn khác với thói quen thường ngày. Vì thế điều đó làm bạn ngại ngùng, lo lắng. Nếu bạn có thể làm quen được với những khó khăn ban đầu. Việc sử dụng chiếc “cốc đựng dâu” này sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Chúng giúp cho “mùa dâu” đến nhẹ nhàng, thoải mái hơn rất nhiều.

 

Khi bạn mua cốc nguyệt san cần lưu ý những gì?

 

Lưu ý khi chọn cốc nguyệt san

 

 

Chắc hẳn đây là câu hỏi khá nhiều bạn muốn chuyển qua sử dụng cốc nguyệt san quan tâm. Để chọn mua một chiếc cốc có giá khá cao và gắn với mình suốt nhiều năm trời thì phải thật cẩn thận và kỹ lưỡng. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn cốc nguyệt san giúp bạn mua đúng loại mình cần.

 

#1 Chất liệu:

 

Hãy chú ý đến chất liệu cốc, cốc làm từ silicone tự nhiên sẽ tốt nhất. Thứ nhất là vì vi khuẩn sẽ không sinh sôi được trên silicone. Thứ hai silicone là chất liệu bền, không bị biến dạng hay nứt gãy theo thời gian.

 

#2 Cơ sản chậu:

 

Cốc nguyệt san cũng có loại cứng, loại mềm, mỗi loại sẽ ứng với từng cơ địa khác nhau. Bạn hãy để ý phân biệt xem bạn thuộc loại cơ sản cậu nào, từ đó chọn loại cốc phù hợp sử dụng.

Để phân biệt, bạn cố gắng lặp đi lặp lại việc co thắt nín nhịn khi đi tiểu. Nếu bạn có thể nhịn tiểu một cách dễ dàng thì cơ sản chậu của bạn thuộc loại chắc khoẻ, có thể sử dụng cốc cứng. Những nếu bạn gặp khó khăn khi làm như vậy. Điều này có nghĩa là cơ sản chậu của bạn yếu, nên cân nhắc tới loại cốc mềm hơn.

 

#3 Quan tâm tới cuống cốc nguyệt san

 

Có nhiều loại cuống cốc với hình dạng khác nhau. Ví dụ như cuống tròn, vòng đai, cuống phẳng, cuống rỗng… Thực ra thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng cốc nguyệt san mà không cần dùng đến cuống cốc. Chiếc cuống ở đây không có tác dụng gì khác ngoài để chỉnh vị trí cho cốc. Vậy nên nhiều loại cốc có cuống dài hơn âm đạo sẽ bị lòi ra ngoài, gây cộm và khó chịu khi di chuyển.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết chiều dài âm đạo của mình là bao nhiêu. Từ đó để mua cốc cho phù hợp. Vì vậy có bạn thể giải quyết vấn đề này bằng hai cách mà mọi người áp dụng. Bạn có thể cắt bớt cuống cốc đi, chỉ cần để lại một ít vừa đủ với âm đạo của mình. Như vậy bạn sẽ vừa hỗ trợ lấy cốc ra dễ dàng hơn. Nếu áp dụng cách này, bạn nhớ cắt cuống thật gọn nhé.

Cách thứ hai là lộn ngược chiếc cốc lại, lúc này cuống nằm hoàn toàn bên trong cốc. Bạn có thể sử dụng như một chiếc cốc không cuống. Nhược điểm của cách này là thể tích chiếc cốc sẽ bị giảm đi. Vì thế nên dùng cách 1 sẽ hợp lý hơn nhé.

 

Bạn nên chọn size Cốc Nguyệt San nào phù hợp?

 

Điều quan trọng nhất quyết định bạn có nên mua chiếc cốc này hay không chính là size cốc. Một chiếc CNS vừa vặn sẽ đem lại sự thoải mái, khả năng hứng “dâu” chống tràn tốt.

Mỗi hãng sản xuất cốc nguyệt san đều cho ra các kích cỡ khác nhau, phù hợp với cơ thể của nhiều người. Người ta thường đưa ra các thông tin về đường kính miệng cốc, chiều dài cốc, loại cuống, phù hợp cho đối tượng đã sinh đẻ hoặc độ tuổi nào,… Từ đó bạn có thể lựa chọn được chiếc cốc tốt nhất cho mình.

 

6 hãng bán Cốc Nguyệt San phổ biến nhất năm 2020

 

#1 Lincup

 

 

Nhìn chung “cô bé” của phụ nữ Châu Á thường nhỏ hơn phụ nữ Châu Âu. Vì vậy kích cỡ của cốc nguyệt san cần nhỏ hơn để hợp với nhu cầu sử dụng. Lincup phù hợp với những bạn có âm đạo dài và nhỏ, chưa sinh đẻ bằng phương pháp thông thường.

 

#2 Divacup

 

 

Divacup là cốc nguyệt san dài nhất trong các loại. Nó thích hợp với những bạn có thân hình khá to, cổ tử cung dài. những cô gái có cổ tử cung ngắn thì không nên chọn loại cốc này nhé.

 

#3 Si-bell

 

 

Đây là loại cốc được rất nhiều người sử dụng. Đó là nhờ nhờ độ mềm mại tạo sự êm ái khi dùng. Đặc biệt miệng cốc được tăng độ cứng để bung mở và bám tốt hơn. Nếu chọn cốc nguyệt san của Si-bell bạn nên mua loại cốc nhập khẩu. Bởi vì cốc được nghiên cứu hợp cho cơ địa phụ nữ Việt Nam (chỉ có màu hồng).

 

#4 Ladycup

 

 

Là loại cốc mềm mại cả thân cốc lẫn cuống cốc. Bề mặt trơn nhẵn giúp việc lấy ra đưa vào dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Ladycup có thành cốc hơi dày và dung tích chứa nhỏ hơn phù hợp với những người có lượng máu ít.

 

#5 Yuukicup

 

 

Dung tích lớn phù hợp với những bạn có lượng “dâu rụng” nhiều. Những bạn có cơ địa rắn chắc, khoẻ mạnh vì đây là một loại cốc cứng.

 

#6 Lunette

 

 

Đây là loại cốc không quá mềm cũng không quá cứng. Có nhiều màu sắc và 2 size: S – phụ nữ chưa sinh con hoặc sinh mổ. Size L – phụ nữ sinh thường hoặc lớn tuổi.

Dù bạn chọn loại cốc nào thì cũng phải chắc chắn là mình mua đúng hàng chính hãng, đủ chất lượng. Vì một chiếc cốc sẽ theo bạn nhiều năm, nên hãy chọn mua cẩn thận, tránh mua hàng giả, trôi nổi trên thị trường để đảm bảo sức khoẻ của mình.

 

6 động tác yoga giúp bạn vượt qua ngày đèn đỏ êm ái hơn

 

Tuy dùng cốc nguyệt san sẽ cho bạn cảm giác thoải mái ở bên ngoài. Nhưng bên trong vẫn có những cơn đau bụng âm ỉ, trực chờ sục sôi khiến bạn uể oải suốt cả ngày. Dưới đây là 6 động tác yoga nhẹ nhàng có khả năng làm giảm cơn đau bụng rõ rệt nhất:

 

#1 Arching Pigeon

 

 

Ngồi thẳng với chân phải gấp lại, chân trái duỗi dài về sau. Đặt hai tay lên hông và từ từ nghiêng về sau lưng. Lặp lại sau 5 hơi thở.

 

#2 One-Armed Camel

 

 

Quỳ trên thảm tập, đặt một tay lên cổ chân, tay còn lại vươn ra phía sau. Tiếp theo nên hít thở 5 lần và lặp lại với tay kia.

 

#3 Tiger pose

 

 

Quỳ gối, chống hai tay trên sàn, căng người. Sau đó nhấc một chân lên cao, giữ 3 nhịp thở và đổi chân.

 

#4 Cat pose

 

 

Quỳ gối, chống hai tay xuống sàn, hít sâu. Đồng thời hạ thấp cằm xuống gần ngực, vòng lưng như một con mèo. Thở ra là trở về vị trí ban đầu.

 

#5 Child’s pose 

 

 

Ngồi trên hai chân gấp lại, kéo giãn cánh tay về ở phía trước. quay đầu sang một bên thở 5 lần, quay qua hướng ngược lại thở 5 lần. kết thúc động tác.

 

#6 Reclining Twist

 

 

Nằm thẳng, giang ngửa hai cánh tay, đặt chân phải sang bên trái, nhìn sang trái, thở 5 lần sau đó làm ngược lại.

Phù! Thế là cuối cùng các nàng đã cùng blog trải qua 1 bài khá dài về cốc nguyệt san. Hi vọng rằng bài viết này đủ kiến thức tổng quát CNS là gì nhé. Nếu bạn nào còn thắc mắc về vấn đề của CNS. Hãy comment ở phía dưới để cùng trao đổi với blog. Cuối cùng, dù là bằng cách gì đi nữa, chúc các bạn gái có thể trải qua “mùa dâu” hằng tháng một cách thoải mái nhất nhé.

Cám ơn bạn đã theo dõi!

 


Lượt xem: 2143
Share via Facebook
Copy link bài viết

Xem thêm