Đăng nhập / Đăng ký

Mua sắm thông minh!

Loạn thị là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục bệnh loạn thị

Hãy cùng tìm hiểu về loạn thị và cách điều trị bệnh loạn thị dưới đây nhé!

 

Bệnh loạn thị là gì?

 

 

Trước hết chúng ta sẽ nên gọi là tật loạn thị thay cho bệnh loạn thị. Loạn thị được giải thích là tật khúc xạ của mắt, ánh sáng từ hình ảnh chúng ta nhìn đi vào mắt không thể hội tụ tại một điểm tại võng mạc mà hội tụ ra 2 hoặc nhiều điểm khác nhau dẫn đến chúng ta bị mờ mắt, chóng mặt.

Giải thích về giác mạc: Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt.

Một giác mạc bình thường sẽ không bị cong, nhưng khi giác mạc bị cong hoặc bị xê dịch thì dẫn đến việc các tia sáng hay hình ảnh chúng ta quan sát sẽ không thể hiển thị hội tụ tại một điểm.

Giác mạc là điểm quan trọng, nếu bị tổn thương giác mạc thì sẽ gây ra tật loạn thị.

 

Đối tượng và nguyên nhân bị loạn thị

 

Loạn thị là một tật ở mắt có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, trẻ nhỏ sinh ra là đối tượng có khả năng bị loạn thị nhiều nhất do bị bẩm sinh.

Đối với một số người lớn tuổi thì cũng có khả năng bị loạn thị đi kèm theo là viễn thị và cận thị.

Một số trường hợp chấn thương mắt, chấn thương dây thần kinh liên quan đến mắt cũng gây nên bệnh loạn thị.

 

Dấu hiệu của bệnh loạn thị thường gặp

 

 

  • Thường xuyên mỏi mắt: khoảng 1 thời gian ngắn bạn thường cảm thấy mỏi mắt, cố gắng gượng mở mắt.
  • Thường xuyên chảy nước mắt: mắt thường xuyên chảy nước mắt và cảm giác tầm nhìn bị yếu đi.
  • Thường bị chóng mặt, nhìn thấy ảnh mờ:  thường xuyên thấy ảo ảnh, mờ ảnh dù đang ở gần vật thể đang đứng gần.
  • Nhức đầu, nhức vai, gáy,… vì ở đầu và vai có những dây thần kinh liên quan đến mắt.

 

Quy trình điều trị bệnh loạn thị

 

Thông thường khi bạn đi khám thì các bác sĩ sẽ dùng các bài “test” như sau để xác định mức độ nặng nhẹ cũng như xác định bạn có bị loạn thị hay không.

  1. Kiểm tra thị lực bằng cách đọc chữ cái trên bảng cách một khoản cách.
  2. Bác sĩ sẽ kết hợp công cụ  keratometer và kỹ thuật để đo độ cong võng mạc của bạn.
  3. Đo mức độ  tập trung ánh sáng trên võng mạc của bạn.

Đây là 3 bước cơ bản trong quy trình khám và trị bệnh loạn thị, tuy nhiên sẽ không thể nào thay thế và đúng hoàn toàn 100% các trường hợp được.

 

Cách khắc phục bệnh loạn thị

 

Trường hợp nhẹ

 

 

 

Nếu bạn ở mức độ nhẹ, do bạn làm việc quá nhiều không có thời gian nghĩ ngơi hoặc vô tình va chạm vào một vật gì đó khiến mắt ảnh hưởng, trường hợp này bạn có thể không cần đến bác sĩ.

Bạn chỉ cần nghĩ ngơi bồi bổ cơ thể lại một cách đàng hoàng sau 1-2 ngày là được. Ngược lại nếu bạn va chạm vào một vật gì đó hoặc do chấn thương nặng khiến mắt bạn ảnh hưởng quá nhiều, hoặc ra máu thì bạn cần phải gấp rút đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Lưu ý: Một số mẹo dân gian khuyên là nhìn lên ánh mặt trời thì sẽ khỏi, bạn tuyệt đối không được áp dụng cách này. Các tia UV trong mặt trời là kẻ thù của “cửa sổ tâm hồn” nó sẽ khiến mắt bạn bị tổn thương hơn mà thôi.

 

Trường hợp nặng

 

 

Khi bạn cảm thấy bị nhiều lần, nhiều ngày mà vẫn chưa hết, cảm thấy gặp khó khăn trong đời sống sinh hoạt thì bạn cần phải đến bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Đa phần bệnh loạn thị phát triển rất chậm trong thời gian dài, vì thế bạn nên đi khám bệnh tổng quan mỗi năm 2 lần để đảm bảo nhé!

 

Cách điều trị bệnh loạn thị

 

Sẽ có 3 cách mà hiện nay các bác sĩ áp dụng cho các bệnh nhân bị loạn thị:

 

 

#1 Kính thuốc

 

Đây là loại kính bề ngoài giống như kinh đeo bình thường, nhưng có khả năng giúp bạn trị bệnh loạn thị. Để biết từng loại kính thuốc phù hợp bạn nên đến khám tại bác sĩ để được tư vấn và xác định cụ thể

 

#2 Ortho-K customize (Orthokeratology)

 

Đây là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt giúp đeo vào ban đêm nhằm làm thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc trong khi ngủ trong một thời gian đủ dài để tạo thói quen lại cho võng mạc, giúp mắt có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau và duy trì tình trạng này suốt cả ngày.

Bệnh nhân bị loạn thị sẽ phải lặp lại quy trình gắn Ortho-K customize vào ban đêm. Qua đó để có thị lực tốt vào ngày hôm sau và đến khi võng mạc có thể nhìn như bình thường. Một số trường hợp bị tổn thương võng mạc nặng thì cần phải dùng mỗi ngày.

 

#3 Phẫu thuật mắt

 

Khi bệnh nhân gặp tình trạng nặng như bị va chạm chấn thương, di truyền bẩm sinh, hoặc tổn thương dây thần kinh quá nặng thì sẽ cần phải mổ mắt. Bác sĩ có thể dùng tia lazer hoặc dao vi phẫu để điều chỉnh niêm mạc lại làm sao cho mắt có thể nhìn thấy được.

Có 3 phương pháp phẫu thuật cho bệnh loạn thị như sau:

  • Thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK):là một phẫu thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng keratome để cắt gọt giác mạc để chỉnh sửa hình dáng của giác mạc sao cho bệnh nhân nhìn thấy.
  • Thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK):trường hợp này dành cho bệnh nhân có giác mạc bị cong, bác sĩ sẽ dung laser excimer để chỉnh lại độ cong cho giác mạc.
  • Thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK):là phẫu thuật nhỏ trong đó bác sĩ sẽ gập một lớp mỏng của giác mạc để hạn chế tổn thương do những công việc sinh hoạt hàng ngày hoặc vận động thể lực gây ra cho mắt. Nếu bạn có giác mạc mỏng hoặc có nguy cơ cao bị chấn thương mắt khi làm việc hoặc khi chơi thể thao, LASEK có thể là một lựa chọn tốt.

 

Cách phòng tránh bệnh loạn thị

 

 

Loạn thị có thể là do bẩm sinh, di truyền hoặc do tổn thương ở dây thần kinh, nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh bệnh loạn thị này bằng những thói quen sau đây:

  • Hạn chế và tránh những tổn thương cho mắt, cửa sổ tâm hồn rất là quan trọng vì thế bạn cần phải bảo vệ tránh cho mắt tổn thương.
  • Bảo vệ mắt bằng cách cho mắt nghĩ ngơi hợp lý, sau 2-3h làm việc cần cho mắt tạm nghĩ 5-10 phút để nhìn ra xa, thư giản.
  • Tránh các vùng ánh sáng quá mạnh hoặc ánh sáng mờ lòa khiến cho mắt bị tổn thương, nếu tiếp xúc đủ lâu với ánh sáng mạnh có thể khiến thị lực bị giảm.
  • Ăn và bổ sung các thực phẩm có chứa omega-3 như dầu cá, beta-carotenoid, folate, lutein và zeaxanthin có trong ngô, chất chất xơ, carotenoid và lycopene có trong cà chua, beta-carotene có trong cà rốt,… giúp hỗ trợ mắt sáng và khỏe.
  • Cuối cùng là nên đi khám bác sĩ nếu bạn cảm thấy mình có vấn đề về mắt, tốt hơn hết là nên đi khám định kỳ 1 năm 2 lần để quan sát tổng thể mọi bệnh.

Vậy là đã trải qua bài viết bệnh loạn thị là gì phải không nào? Hẵn là các nàng hay các bạn nam đều cần đọc bài viết để tránh bị loạn thị. Hy vọng bài viết này của blog làm đẹp sức khỏe sẽ hữu ích nhé.

Chúc bạn có một đôi mắt đẹp!


Lượt xem: 3535
Share via Facebook
Copy link bài viết

Xem thêm