Đăng nhập / Đăng ký

Mua sắm thông minh!

Combo: Thiền Luận Và Hồ Thích Thiền Học Án

5.0
đánh giá
34 lượt xem
0 lượt bán

Giá rẻ nhất

Combo: Thiền Luận Và Hồ Thích Thiền Học Án giá rẻ tại Tiki

Giá từ 621.000₫

Giá gốc 621.000₫

Đề xuất


So sánh giá Combo: Thiền Luận Và Hồ Thích Thiền Học Án

Tìm thấy 1 nơi bán khác, giá từ 621.000₫ - 621.000₫

Giá bán tại Tiki

Hàng chính hãng
5.0
0 lượt bán

621.000₫

621.000₫

Đề xuất

Thông tin sản phẩm

Tặng kèm 1 cuốn sách giá trị khác

Nếu như Suzuki nhìn về Thiền học dưới góc độ là một Phật tử thuần thành, và là người có thực hành Thiền nghiêm cẩn, thì Hồ Thích lại nhìn về Thiền học dưới góc nhìn lịch sử. Với những tài liệu được phát hiện ở Đôn Hoàng, ông đưa ra những phân tích sắc bén, cơ hồ là nghịch với Suzuki. Đó là điểm thú vị giữa hai học giả lỗi lạc.

---------

Tựa tái bản lần thứ nhất bộ Thiền luận

Nguyên nhân dịch Việt Thiền luận - quyển Trung (quyển II) như đã được trình bày trong tựa xuất bản lần đầu, nay cũng được in lại trong lần tái bản này.

Bản dịch Việt Thiền luận - quyển Trung và quyển Hạ (quyển III) được thực hiện cách đây gần nửa thế kỷ. Trong quãng thời gian dài này, đã có quá nhiều biến đổi xã hội, văn học, tư tưởng đã xảy ra trên thế giới, và cho cả bản thân dịch giả. Vì vậy, việc duyệt lại những điều đã làm trước đây thật cần thiết.

Trước hết, bản dịch cần được duyệt lại cẩn thận trước khi cho ra mắt độc giả, sửa chữa những sai lầm nhất định phải có, và bổ sung những điều còn thiếu sót.

Tất cả chúng ta đều hiểu sâu sắc rằng một tác phẩm đối với một tác giả là đứa con tinh thần. Không ai muốn đứa con mà mình cưu mang xuất hiện trước công chúng với dị dạng, hay khuyết tật. Về phía dịch giả, hiếm có ai tự hào về một bản dịch hoàn chỉnh như ý tác giả mong đợi. Cho nên, mỗi lần tái bản, nếu điều kiện cho phép, dịch giả không thể khinh suất không duyệt lại bản dịch.

Bản dịch Việt khởi sự từ năm 1971. Trong thời gian đó, các phương tiện ấn loát, truyền thông tại Việt Nam đều bị hạn chế. Các fonts chữ Sanskrit không có; chữ Hán phải đúc chì, nhưng vì phần lớn là Hán cổ không phổ cập nên cũng có rất nhiều thiếu sót.

Những khuyết điểm về kỹ thuật tuy có thể không phải là điều làm giảm giá trị nội dung của tác phẩm, nhưng một ấn phẩm tương đối hoàn hảo khả quan về phương diện này vẫn mang đến cho người đọc nhiều cảm hứng thăng hoa. Điều đáng nói ở đây là nguồn tài liệu tham chiếu trong khi phiên dịch. Độc giả khi đi sâu vào tác phẩm sẽ cảm nhận phong cách ngôn ngữ của Thiền. Ngôn ngữ sống động, đầy tính chất nghịch lý, với những hình tượng và ý tưởng bất ngờ; phiên dịch trực tiếp từ nguồn đã là điều khó, ở đây qua nhiều lớp trung gian tất khó tránh khỏi điều được gọi là “tam sao thất bản”. Ngôn ngữ Hán cổ, ngay dù phiên dịch lại Hoa ngữ hiện đại, khá nhiều trường hợp nghe ra ngây ngô, huống nữa dịch sang tiếng Anh, rồi từ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt.

Nhắc lại điều này để thấy rằng trong khi dịch từ Anh sang Việt những Thiền ngữ, Thiền thoại được dẫn trong các tập Thiền luận của Suzuki mà không biết đến xuất xứ của chúng, tức phong cách ngôn ngữ Hán cổ của Thiền gia, bản dịch không chỉ phạm những sai lầm không thể tránh mà còn khiến độc giả hiểu lệch lạc, hay cảm xúc hời hợt, những điều mà tác giả Suzuki muốn giới thiệu. Tất nhiên đây là điều mà không tác giả nào mong đợi ở những bản dịch từ tác phẩm của mình. Cho nên người dịch trong điều kiện khả dĩ không thể khinh suất. Huống nữa, một tác gia, hay nói chí lý, một nhà tư tưởng lớn phương Đông trong thời cận đại, đã gây những ảnh hướng lớn không chỉ trong giới học thuật phương Tây, mà cả trong những lãnh vực văn học, nghệ thuật và triết học; tất nhiên những người tán dương đã nhiều mà những người công kích không phải không có. Đây là lý do khiến dịch giả cần phải cẩn thận duyệt lại bản dịch cách đây gần nửa thế kỷ

Sơ Hạ, Đinh Dậu, 2017
Tuệ Sỹ

(trích)

---------

Lời giới thiệu cuốn Hồ Thích Thiền học Án

1. Học thuật của Bác sĩ Hồ Thích thông quán Trung Tây. Sách Thần Hội Hòa Thượng Di Tập của ông khiến cả thế giới chú ý đến tư tưởng Thiền học Trung Quốc, lại càng khiến các học giả Nhật Bản đạt đến cao trào đối với nghiên cứu về vấn đề này. 

2. Học thuật giới Nhật Bản trọng thị học vấn của Bác sĩ Hồ Thích cũng như quan tâm đến phương pháp và thái độ nghiên cứu của ông. Thuở sinh tiền Bác sĩ Hồ Thích có ba người bạn văn hóa là ba giáo sư Nhật Bản lừng danh: Một vị đã khứ thế là Suzuki Daisetz Tiên sinh đã từng cùng Bác sĩ Hồ Thích triển khai luận chiến liên hệ đến sơ kỳ Thiền Tông sử Trung Quốc. Còn hai vị tiên sinh kia là Iriya Yoshitaka và Yanagida Seizan, đều đã từng cùng Bác sĩ Hồ Thích trao đổi thư tín đối luận về Thiền học.

3. Yanagida Seizan Tiên sinh là đương đại quyền uy của Phật Học Nhật Bản. Ông thức tỉnh người đời, nhấn mạnh sự thành tựu về nghiên cứu sơ kỳ Thiền Tông sử của Bác sĩ Hồ Thích cũng như nhận thức rằng Bác sĩ Hồ Thích vào cuối đời vùi đầu vào việc nghiên cứu Thiền sử, cho nên chưa hoàn thành chuẩn bị chấp bút quyển hạ của sách Trung Quốc Triết học Sử Đại cương. Nãi Dương nhớ lại cách nhìn này, cho nên xin phép đem các luận trước Thiền học của Bác sĩ Hồ Thích, xếp đặt có hệ thống cũng như chỉnh lý, thu thành một thiên, lấy tựa đề là Hồ Thích Thiền học Án. Hồ Thích Kỷ niệm Quán của Trung ương Nghiên cứu Viện nghe được tin này, vui lòng trợ giúp.

4. Thiết kế sách Hồ Thích Thiền học Án chỉ nhằm tiện lợi nghiên cứu đủ để đại biểu vị tri thức nhân đa dạng này của Trung Quốc cận đại học vấn. Bác sĩ Hồ Thích từng nói: “Muốn thu hoạch gì, thì phải vun trồng thế nào”. Nãi Dương vừa biên tập vừa học hỏi, cũng như công tác của người làm vườn, mong các hiền giả trong cũng như ngoài nước không hẹp lượng chỉ giáo!

5. Yanagida Seizan Tiên Sinh chủ biên sách này, đặc biệt tuyển chọn thiên “Bác sĩ Hồ Thích và nghiên cứu sơ kỳ Thiền Tông Sử Trung Quốc” làm giải đề thông quán. Iriya Yoshitaka Tiên sinh nhiệt tâm duyệt lại, còn viết thêm một thiên “Nhớ Hồ Thích Tiên sinh”, khiến người ta cảm động. Ngoài ra, còn nhờ Mao Tử Thủy Tiên sinh đai biểu trước tác quyền của Bác sĩ Hồ Thích, đồng ý dẫn dụng di trước của Bác sĩ. Đài Loan Chính Trung Thư Cục từ khởi nguyên hợp tác với Nhật Bản Trung Văn Xuất Bản Xã trong việc san hành. Chỉ việc này thôi cũng xin hết sức thâm tạ!

Nguyện đem sách này kính dâng hương linh Bác sĩ Hồ Thích trên trời! 

Lý Nãi Dương cẩn chí.
3/1/1975 tại Kinh Đô

---

Mục lục cuốn HỒ THÍCH THIỀN HỌC ÁN:

I. Bồ-đề-đạt-ma khảo (Một chương của Trung Quốc Trung cổ Triết học Sử) 
ĐÀN KINH KHẢO 
II. Đàn Kinh Khảo (1) (Bạt Tào Khê Đại sư Biệt truyện) 
III. Đàn Kinh khảo (2) (Ghi về Lục Tổ Đàn Kinh bản Bắc Tống) 
THIỀN TÔNG THẾ HỆ THỜI ĐẠI BẠCH CƯ DỊ 
IV. Thiền tông Thế hệ Thời đại Bạch Cư Dị 
V. Hà Trạch Đại sư Thần Hội truyện 
LĂNG-GIÀ SƯ TƯ KÝ TỰ 
VI. Lăng-già Sư tư ký Tự
VII. Lăng-già tông khảo 
PHỤ LỤC 
I. Từ các bản dịch nghiên cứu Thiền pháp Phật giáo 
II. Thiền học Cổ sử khảo 
III. Luận về Cương lĩnh của Thiền tông Sử
IV. Hải ngoại Độc thư Tạp ký