Đăng nhập / Đăng ký

Mua sắm thông minh!

Combo: Thiền Luận Và Nghiên Cứu Kinh Lăng - Già giá rẻ nhất tháng 11/2024

5.0
đánh giá
42 lượt xem
0 lượt bán

Nơi bán đề xuất

Mua Combo: Thiền Luận Và Nghiên Cứu Kinh Lăng - Già giá rẻ tại Shopee

Combo: Thiền Luận Và Nghiên Cứu Kinh Lăng - Già

Đề xuất


Mua Combo: Thiền Luận Và Nghiên Cứu Kinh Lăng - Già giá rẻ tại Tiki

783.000₫

783.000₫

Đề xuất

So sánh các lựa chọn mua Combo: Thiền Luận Và Nghiên Cứu Kinh Lăng - Già giá rẻ nhất tháng 11/2024

Tìm thấy 1 nơi bán khác, giá từ 783.000₫ - 783.000₫

Giá Combo: Thiền Luận Và Nghiên Cứu Kinh Lăng - Già tại Tiki

Hàng chính hãng
0 lượt bán

783.000₫

783.000₫

Đề xuất

Thông tin sản phẩm

Tặng kèm 1 cuốn sách giá trị khác

Bộ combo này có thể gọi là "Song kiếm hợp bích", vì mấy lẽ sau: Kinh Lăng-già là một trong chín kinh văn quan trọng nhất của Phật giáo Thiền tông. Nó quan trọng đến nỗi Ngài Suzuki, trong khi chuẩn bị cho cuốn Thiền luận quyển Hai (tức quyển Trung), phải ngừng lại để nghiên cứu nó thấu đáo trước. Như Ngài nói: "Trong khi chuẩn bị loạt thứ hai cho tập Thiền luận  (Essays in Zen Buddhism), tác giả nghĩ rằng người đọc cần hiểu thêm về Laṅkāvatāra (Kinh Lăng-già) đã được lược qua trong loạt thứ nhất. Để làm điều này tôi cần nghiên cứu kinh rốt ráo hơn, và trong khi làm việc ấy, hứng thú của tôi đối với kinh đâm ra mạnh mẽ và rộng rãi hơn. Rồi, tôi đi đến kết luận rằng nghiên cứu về Laṅkāvatāra có thể được xuất bản độc lập và ngay cả trước Thiền luận loạt thứ hai. Kết quả là cuốn sách hiện giờ trước mặt bạn đọc".

---------

Tựa tái bản lần thứ nhất bộ Thiền luận

 

.... Nguyên nhân dịch Việt Thiền luận - quyển Trung (quyển II) như đã được trình bày trong tựa xuất bản lần đầu, nay cũng được in lại trong lần tái bản này.

Bản dịch Việt Thiền luận - quyển Trung và quyển Hạ (quyển III) được thực hiện cách đây gần nửa thế kỷ. Trong quãng thời gian dài này, đã có quá nhiều biến đổi xã hội, văn học, tư tưởng đã xảy ra trên thế giới, và cho cả bản thân dịch giả. Vì vậy, việc duyệt lại những điều đã làm trước đây thật cần thiết.

Trước hết, bản dịch cần được duyệt lại cẩn thận trước khi cho ra mắt độc giả, sửa chữa những sai lầm nhất định phải có, và bổ sung những điều còn thiếu sót.

Tất cả chúng ta đều hiểu sâu sắc rằng một tác phẩm đối với một tác giả là đứa con tinh thần. Không ai muốn đứa con mà mình cưu mang xuất hiện trước công chúng với dị dạng, hay khuyết tật. Về phía dịch giả, hiếm có ai tự hào về một bản dịch hoàn chỉnh như ý tác giả mong đợi. Cho nên, mỗi lần tái bản, nếu điều kiện cho phép, dịch giả không thể khinh suất không duyệt lại bản dịch.

Bản dịch Việt khởi sự từ năm 1971. Trong thời gian đó, các phương tiện ấn loát, truyền thông tại Việt Nam đều bị hạn chế. Các fonts chữ Sanskrit không có; chữ Hán phải đúc chì, nhưng vì phần lớn là Hán cổ không phổ cập nên cũng có rất nhiều thiếu sót.

Những khuyết điểm về kỹ thuật tuy có thể không phải là điều làm giảm giá trị nội dung của tác phẩm, nhưng một ấn phẩm tương đối hoàn hảo khả quan về phương diện này vẫn mang đến cho người đọc nhiều cảm hứng thăng hoa. Điều đáng nói ở đây là nguồn tài liệu tham chiếu trong khi phiên dịch. Độc giả khi đi sâu vào tác phẩm sẽ cảm nhận phong cách ngôn ngữ của Thiền. Ngôn ngữ sống động, đầy tính chất nghịch lý, với những hình tượng và ý tưởng bất ngờ; phiên dịch trực tiếp từ nguồn đã là điều khó, ở đây qua nhiều lớp trung gian tất khó tránh khỏi điều được gọi là “tam sao thất bản”. Ngôn ngữ Hán cổ, ngay dù phiên dịch lại Hoa ngữ hiện đại, khá nhiều trường hợp nghe ra ngây ngô, huống nữa dịch sang tiếng Anh, rồi từ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt.

Nhắc lại điều này để thấy rằng trong khi dịch từ Anh sang Việt những Thiền ngữ, Thiền thoại được dẫn trong các tập Thiền luận của Suzuki mà không biết đến xuất xứ của chúng, tức phong cách ngôn ngữ Hán cổ của Thiền gia, bản dịch không chỉ phạm những sai lầm không thể tránh mà còn khiến độc giả hiểu lệch lạc, hay cảm xúc hời hợt, những điều mà tác giả Suzuki muốn giới thiệu. Tất nhiên đây là điều mà không tác giả nào mong đợi ở những bản dịch từ tác phẩm của mình. Cho nên người dịch trong điều kiện khả dĩ không thể khinh suất. Huống nữa, một tác gia, hay nói chí lý, một nhà tư tưởng lớn phương Đông trong thời cận đại, đã gây những ảnh hướng lớn không chỉ trong giới học thuật phương Tây, mà cả trong những lãnh vực văn học, nghệ thuật và triết học; tất nhiên những người tán dương đã nhiều mà những người công kích không phải không có. Đây là lý do khiến dịch giả cần phải cẩn thận duyệt lại bản dịch cách đây gần nửa thế kỷ...

Sơ Hạ, Đinh Dậu, 2017
Tuệ Sỹ

(trích)

---------

Kinh Lăng-già là một trong các kinh văn Đại Thừa quan trọng nhất, và Phật giáo Nepal xem kinh này là một trong chín kinh điển. Kinh này hàm chứa hầu hết các ý niệm chính, cả mặt triết học và thần học của Phật giáo Đại Thừa. Duy Thức Tông (Yogācāra) của Đại Thừa xem kinh này là kinh văn nền tảng, bởi vì kinh hàm chứa tất cả các ý niệm của duy tâm luận, như Duy-Tâm, tàng thức, làm thành căn bản triết học của tông này.

Bởi vì kinh văn cô đọng, khó hiểu và phức tạp về cách trình bày các ý niệm, tác giả cố gắng hết sức giải thích các ý niệm căn bản của Kinh Lăng-già trong bối cảnh của sự phát triển lịch sử của Phật giáo, mà tuyệt đỉnh là sự xuất hiện của Đại Thừa. Trong phần thứ nhất của sách tác giả đưa ra một nghiên cứu văn bản về kinh trong bối cảnh của nhiều bản dịch thực hiện ở Trung Quốc. Đồng thời tác giả cũng có vạch ra ảnh hưởng của kinh này đối với Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản, nhất là đối với Thiền. Trong phần còn lại của sách, tác giả chuyên chú vào việc giải thích các ý niệm triết học phức tạp tìm thấy trong kinh, và cách mà các ý niệm này được sử dụng bởi nhiều tông phái Phật giáo.

Tác giả cũng vạch ra liên hệ mật thiết hiện hữu giữa Kinh Lăng-già và Phật giáo Thiền. Mặc dù không phải chuyên nhất là một kinh văn Thiền, ảnh hưởng của kinh đối với Thiền không thể nào chối bỏ được. Các ý niệm không liên hệ đến Thiền trong kinh, đặc biệt là các ý niệm thuộc về Duy Thức Tông, cũng được thảo luận bởi tác giả trong phần thứ ba của sách.

Tác giả cũng soạn một tự vựng các từ Phạn văn nhắm giúp đỡ các độc giả Trung Quốc và Nhật Bản. Sách này, do đó, được viết cho tất cả mọi người ưu tâm thâm sâu đến tư tưởng và triết học Phật giáo. Nghiên cứu Kinh Lăng-già là nỗ lực đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các ý niệm triết học và các tu tập tôn giáo tìm thấy trong Kinh Lăng-già. Những người lưu tâm đến Phật giáo Đại Thừa sẽ được lợi ích rất nhiều bởi nghiên cứu học thuật của Giáo sư Suzuki về kinh văn quan trọng này.