Close sidebar
Tìm kiếm

Đăng nhập / Đăng ký

Mua sắm hoàn tiền!

Những thứ khiến Apple bị người dùng quay lưng

Bên cạnh hào quang trở thành công ty công nghệ giá trị nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới, Apple cũng khiến người dùng không hài lòng ở một số khía cạnh. Bên cạnh những thành tựu to lớn, "gã khổng lồ" công nghệ mạnh nhất trên hành tinh cũng vấp phải rất nhiều chỉ trích dữ dội. Cùng đi vào vén bức màn bí mật về những điểm khiến người dùng nói chung và giới công nghệ nói riêng "ghét" nhất ở Apple.

Apple là một trong số những "ông trùm" công nghệ nổi tiếng nhất thế giới.

1. Bỏ bộ sạc ra khỏi hộp

Điều này không khiến nhiều người ngạc nhiên nhưng thứ khiến người dùng ghét nhất ở Apple là công ty Cupertino dễ dàng dùng "thủ đoạn" chỉ vì mục đích kiếm thêm  lợi nhuận. Tất nhiên, mục tiêu cuối cùng của bất kỳ hoạt động kinh doanh đều là thu được lợi nhuận nhưng "Nhà Táo" đã đưa điều này lên một tầm cao mới - trở thành hiện thân của lòng tham.

iPhone hiện tại đã không còn đi kèm cục sạc trong hộp, người tiêu dùng sẽ phải mua bên ngoài.

Đầu tiên, công ty đã bình thường hóa điện thoại thông minh trị giá hơn 1000 USD (khoảng 23,5 triệu đồng) và sau đó khiến khách hàng phải trả thêm tiền cho bộ sạc. Chưa hết, hãng cũng đã loại bỏ tai nghe khỏi hộp.

Tuy nhiên, đứng trước "gạch đá" dư luận, công ty lại tuyên bố đây là hành động vì lợi ích của môi trường. Thực tế, có nhiều cách thích hợp hơn để chống ô nhiễm thay vì bán riêng bộ sạc.

Galaxy Z Fold 4 của Samsung cũng không đi kèm cục sạc trong hộp.

Tệ hơn nữa, chính Apple đã mở đường cho các công ty khác sao chép mô hình này. Hiện tại, sau khi chi hàng chục triệu đồng để sở hữu chiếc smartphone màn hình gập Galaxy Z Fold 4 của Samsung, người dùng vẫn phải chi thêm để mua bộ sạc.

2. Giá bán cao

Tuy nhiên, việc loại bỏ tai nghe và bộ sạc ra khỏi hộp chỉ là một trong nhiều cách Apple tối đa hóa lợi nhuận của mình bằng chi phí của người dùng. Một cách khác giúp công ty có trụ sở tại Cupertino "bỏ túi" nhiều tiền hơn là việc định giá các sản phẩm thành công nhất của mình - đặc biệt là iPhone.

Giá bán iPhone trung bình luôn tăng qua mỗi năm.

Giá iPhone trung bình đã tăng đều đặn trong vài năm qua và được dự đoán sẽ tăng vọt trở lại vào năm 2023. Hơn nữa, thay vì cố gắng làm cho những chiếc iPhone siêu cao cấp của mình tốt hơn so với "đối thủ", hãng đang ngày càng tập trung vào việc tạo ra sự chênh lệch giữa các tùy chọn iPhone Pro cao cấp và iPhone tiêu chuẩn.

Với giá bán từ 20,39 triệu đồng cho iPhone 14 128GB, người dùng vẫn chỉ nhận được màn hình có tốc độ làm mới 60Hz và bộ xử lý cũ từ iPhone 13 Pro. Đây là một trải nghiệm khá khó chịu với nhiều người tiêu dùng.

3. Cổng Lightning độc quyền

Thực tế, Hệ sinh thái Apple là một trong những lý do chính khiến người dùng tăng cường sử dụng các sản phẩm của công ty Cupertino. Tuy nhiên, đây cũng là một trong điều tạo nên ảnh hưởng của Apple, trở thành "con dao hai lưỡi".

iPhone vẫn chưa chuyển sang cổng USB- C.

Một khía cạnh khác khiến nhiều người dùng không hài lòng là cổng Lightning và sự thiếu nhất quán khi áp dụng USB-C. Nói cách khác, cách áp dụng của "Táo Cắn Dở" đã mang lại một số tình huống vô lý.

Trong khi những chiếc MacBook Pro Touch Bar đã có cổng USB- C, chiếc iPhone X vẫn chỉ đi kèm với cáp Lightning - USB-A. Do đó, việc kết nối giữa các thiết bị Apple không hề được thống nhất.

iPhone sẽ chuyển sang cổng USB- C trong năm nay?

Nhiều người sẽ buộc phải mua một dongle - một phần khá thừa của hệ sinh thái chức năng. Ví dụ mới đây nhất, công ty đã phát hành iPad 10 (2022) có cổng USB-C nhưng chỉ tương thích với Apple Pencil thế hệ 1 - một phụ kiện cần có cổng Lightning để sạc.

4. iPad quá ít nâng cấp

Về các phụ kiện của Apple, một vấn đề khác là cách cấu trúc hệ sinh thái iPad. Tuy sở hữu mức giá đắt đỏ, hiệu năng mạnh mẽ và phần cứng ấn tượng, các máy tính bảng cao cấp của Apple vẫn chưa đem lại trải nghiệm tốt của một thiết bị 2 trong 1 nếu không có các phụ kiện cần thiết.

Ảnh minh hoạ.

Chiến lược này khiến người dùng không chỉ phải chi nhiều tiền cho sản phẩm chính mà còn phải trả thêm để mua các phụ kiện khác bổ sung. Hiện tại, nhiều chiếc bút cảm ứng Apple Pencil và Bàn phím Magic Keyboard có giá bằng một nửa giá của iPad.

Chức năng của iPadOS khá hạn chế.

Chưa hết, Apple còn đang cố tình hạn chế chức năng của iPadOS, khiến hệ điều hành này cho trải nghiệm giống một chiếc iPhone quá khổ hơn là một thiết bị 2 trong 1 thực sự. Một chiếc iPad có Bàn phím Magic Keyboard và Bút Apple Pencil vẫn không thể thay thế trải nghiệm của máy tính xách tay.

Cùng với các phụ kiện, iPad vẫn không thể thay thế máy tính xách tay.

Tại sao? Bởi vì, theo cách đó, Apple có thể ngăn iPad trở thành một sự thay thế cho MacBook. Đây là lý do tại sao iPad được coi là "đồ chơi" công nghệ, mặc dù cấu hình bên trong rất ấn tượng.

5. Chậm cập nhật các tính năng mới

Nhược điểm cuối cùng của Apple có liên quan nhiều đến quảng cáo.

Hầu hết người dùng công nghệ đã quá quen thuộc với xu hướng giới thiệu muộn màng các tính năng đã có từ lâu của công ty Cupertino cho các sản phẩm của mình. Trường hợp điển hình là tính năng Màn hình luôn bật. Phải mất hơn nửa thập kỷ để Apple mang chúng lên iPhone, bất chấp việc tính năng này đã có mặt trên rất nhiều smartphone Android.

Đến dòng iPhone 14, Apple mới đưa tính năng Màn hình luôn bật lên iPhone.

Ngoài ra, chỉ iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max mới có quyền truy cập vào công nghệ mang tính cách mạng này. Vấn đề thậm chí còn lớn hơn là "Táo Khuyết" luôn thể hiện các tính năng chủ đạo của mình là sáng tạo.

Trong khi đó, vào năm 2022, tính năng Màn hình luôn bật đã không còn mới lạ so với các tín đồ công nghệ. Apple chỉ đơn giản là áp dụng cách tiếp cận tương tự và "thổi phồng" chúng lên.

Chỉ cặp iPhone 14 Pro mới có Dynamic Island.

Một ví dụ thú vị khác là Dynamic Island. Chi tiết này được Apple quảng cáo là có tính đột phá và nhiều ngôn ngữ khoa trương. Thực tế, đây chỉ là một phần cắt bỏ nhỏ hơn một chút so với "tai thỏ" trước đây, che giấu đi hệ thống Face ID và camera selfie.

Kết luận

Rõ ràng, Apple không thể trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới một cách hoàn hảo. Thậm chí, công ty có thể có nhiều "góc khuất" hơn cả các nội dung trong bài viết này. Dù vậy, "Nhà Táo" đã làm đúng nhiều điều và góp phần mang lại sự phát triển vượt bậc cho thị trường smartphone hiện tại.

Theo Tintuccongnghe.com