Giá rẻ nhất
Tìm thấy 1 nơi bán khác, giá từ 120.000₫ - 120.000₫
Từ Trái Nghĩa Tiếng Việt (Sách chuyên khảo)
Tác giả: TS. Phạm Văn Lam
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Ngày xuất bản:2019
Số trang :336
Kích thước 17 x 24 cm
Loại bìa: Mềm
Nội dung :
Từ trái nghĩa là một hiện tượng có tính phổ quát, được xác lập dựa trên sự liên hệ trái ngược nhau về nghĩa. Nó đã được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, trước hết và trên hết, nó là đối tượng nghiên cứu chính danh của ngôn ngữ học, mà cụ thể là của ngữ nghĩa học từ vựng.
Lấy quan niệm về từ của từ điển học làm điểm xuất phát, sử dụng ngữ cảnh đồng hiện như là một khái niệm công cụ, cuốn sách này tiếp cận hiện tượng từ trái nghĩa tiếng Việt với tư cách là một tiểu hệ thống từ vựng trong đó các đơn vị từ được xem như là những phần tử của hệ thống, còn các liên hệ ngữ nghĩa trái ngược nhau được xem như là những quan hệ của hệ thống trong tổng thể hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt nói chung. Cuốn sách được tổ chức thành 6 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1. Các cách tiếp cận từ trái nghĩa tiếng Việt phác thảo một bức tranh tổng quan về việc nghiên cứu từ trái nghĩa nói chung và từ trái nghĩa tiếng Việt nói riêng từ các hướng tiếp cận khác nhau; những hướng và kiểu tiếp cận khác nhau trong nội bộ của ngôn ngữ học cũng đã được chú trọng phân tích và bình giá.
Chương 2. Nhận diện và phân loại từ trái nghĩa tiếng Việt tiến hành xác lập một số khái niệm công cụ của việc nghiên cứu; định vị quan hệ trái nghĩa trong tổng thể các quan hệ ngữ nghĩa ở bậc từ; nhận diện từ trái nghĩa tiếng Việt qua một bộ tiêu chí có tính chất hình thức; phân loại từ trái nghĩa tiếng Việt dựa trên các tiêu chí khác nhau; đặc biệt, đã tiến hành phân loại từ trái nghĩa tiếng Việt dựa trên khả năng xuất hiện của chúng trong các ngữ cảnh đồng hiện, qua các mô hình từ vựng - ngữ pháp khái quát.
Chưong 3. cẩu tạo từ trái nghĩa tiếng Việt tập trung làm rõ bản
chất và đặc điểm cấu tạo về mặt từ pháp của các cặp từ trái nghĩa tiếng Việt; đặc tính tương quan trong cấu tạo từ trái nghĩa tiếng Việt cũng được đề cập, lí giải.
Chương 4. Ngữ nghĩa của từ trái nghĩa tiếng Việt tập trung làm rõ cơ cấu ngữ nghĩa của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt qua các khái niệm công cụ cơ sở là cặp từ trái nghĩa, cặp trái nghĩa, chùm trái nghĩa, chuỗi trái nghĩa và cặp cụm trái nghĩa. Bên cạnh đó, một số vấn đề quan trọng, thuộc tính bản chất về nghĩa của từ trái nghĩa (như nét nghĩa cơ sở, tính đồng loạt, tính chuẩn và tính đánh dấu,) cũng đã được đề cập và làm rõ.
Chương 5. Khả năng đồng hiện của từ trải nghĩa tiếng Việt
miêu tả, khảo chứng khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt qua hai khía cạnh chủ yếu là khả năng đồng hiện để tạo thành các tổ hợp song tiết đẳng lập và khả năng đồng hiện trong các kết cấu ngữ pháp. Ngoài ra, vấn đề chức năng diễn ngôn và khả năng đồng-hiện của từ trái nghĩa cũng đã được sơ bộ giới thiệu, phân tích.
Chương 6. Đặc tính dân tộc trong từ trải nghĩa tiếng Việt: những nhận định ban đầu tìm hiểu, nêu ra và chứng minh những đặc tính dân tộc của tiếng Việt thông qua hệ thống các khái niệm đối lập, mà cụ thể và trực tiếp nhất là hệ thống các từ trái nghĩa tiếng Việt.