Đăng nhập / Đăng ký

Mua sắm thông minh!

Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập 3

5.0
đánh giá
23 lượt xem
0 lượt bán

Giá rẻ nhất

Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập 3 giá rẻ tại Tiki

Giá từ 210.000₫

Giá gốc 210.000₫

Đề xuất


So sánh giá Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập 3

Tìm thấy 1 nơi bán khác, giá từ 210.000₫ - 210.000₫

Giá bán tại Tiki

Hàng chính hãng
5.0
0 lượt bán

210.000₫

210.000₫

Đề xuất

Thông tin sản phẩm

Sách - Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập 3

Tác giả: Nhiều tác giả

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Khoa học Xã hội

Ngày xuất bản:2005

Số trang :856

Kích thước 19 x 27 cm

Loại bìa: Cứng

 

Nội dung :

Hoàng hoa để phủ, tập thơ Ngô Thì Nhậm sáng tác khi làm Chánh sứ sang nhà Thanh cầu phong cho Quang Toản vào mùa xuân năm Quý Sửu (1793). Theo lời để tựa đầu sách của tác giả thì: “Mùa xuân năm Quy Sửu là năm dầu của Hoàng thương ta mới lên ngôi, ta phụng mệnh đi sứ cầu phong, ngày 20 tháng 2 khởi hành, ngày 27 qua cửa ải [Nam] Quan, ngày 8 tháng ấy trở về nướ" Như thế thời gian sáng tác tập thơ đã rõ. Vấn đề còn lại là lần đi sứ này Ngô Thì Nhậm đã sáng tác được bao nhiêu bài thơ? Tên chính thức của tập thơ này là gì? Đặt ra câu hỏi như vậy là do hiện có 8 dị bản với tên gọi khác nhau, và số bài thơ nhiều ít khác nhau: Hoàng hoa để phủ, Hoa trinh gia ẩn, Hoa trình thi họa, Yên Đài thu vịnh, ba trình thi phủ sao. Xét 8 dị bản hiện đang lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thấy:

1.Bản ký hiệu A.1579. Có tên Hoàng hoa đồ phủ, chép tay, chữ Hán viết chân phương, khổ 32x30, bìa mới đóng lại bằng giấy tây, giấy bản loại tốt, nhưng đã bị rách nát, mất ba tờ dầu. Mỗi trang sách chia làm hai phần Nửa trên chép thơ, nửa dưới (hiếm 2/3 tờ) là bản đồ đường đi sứ từ Tháng Long đến Yên Kinh, vẽ đẹp. Phần chép thơ, chữ viết không dẹp, còn sai sót. Rất có thể sách do hai người làm: Một vẽ bản đồ, một chép thơ.

2. Bản ký hiệu A 2871 có tên Hoàng hoa để phủ, chép tay, chữ Hán viết đã thảo, khổ 24x14 bìa cây màu đen, gáy trắt sơn ta cứng, giấy bản loại tốt, chưa bị nhàu nát, các chữ "thì," "hoa" đều viết kiêng hủy bớt nét, vậy sách chép từ thời Tự Đức về sau, so với các dị bản khác, bản này có số bài thơ chép đầy đủ nhất (114 bài), có lời tiêu dẫn dầu sách và lời ghi chú (nguyên dẫn) khá tỷ mỉ cho một số bài thơ; lại có một số bài văn bia, bài thơ, câu đối của một số tác giả Trung Quốc để ở các thắng cảnh, hoặc ở công quán, do Ngô Thì Nhậm ghi lại được trên dọc đường đi và khi ở Yên Kinh. Nhu: Bài du chỉ của phủ thành Thái Bình (Thái Bình phủ thành du chỉ); bài ký để tên phủ Thái Bình (Thái Bình phủ để danh kỷ) để năm