Nơi bán đề xuất
Năng lực nghề nghiệp trong giáo dục hòa nhập của giáo viên phổ thông
Tác giả: TS. Nguyễn Xuân Hải
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Ngày xuất bản:2017
Số trang :184
Kích thước 16 x 24 cm
Loại bìa: Mềm
Nội dung: May Balo Gửi nói đầu
Số lượng người khuyết tật trong độ tuổi đi học ở mầm non và phổ thông ở nước ta ước tính hơn 1,3 triệu và số lượng người khuyết tật đi học ngày càng nhiều trong những năm gần đây, chủ yếu là học hòa nhập. Tính đến năm học 2015–2016, có khoảng hơn 600 nghìn người khuyết tật hiện đang học tại các cơ sở giáo dục hoà nhập. Tuy nhiên, những hỗ trợ học tập có chất lượng cho người khuyết tật vẫn còn hạn chế đáng kể. Vì vậy, nhiều người khuyết tật tham gia trong trường học chỉ mang tính cơ học, đôi khi gây những tác động làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của các học sinh trong lớp. Điều này không chỉ làm hạn chế sự phát triển và cơ hội học tập của người khuyết tật mà còn tạo ra những thái độ và hành vi không mong muốn của các học sinh khác, thậm chí là với cả thành viên gia đình có học sinh không khuyết tật học trong lớp hòa nhập.
Trên . Vì vậy, nhu cầu giáo viên có kiến thức, kỹ năng giáo dục và những hướng dẫn cụ thể đối với giáo viên để giải quyết các vấn đề của người khuyết tật trong môi trường lớp học, trường hòa nhập ngày càng lớn. Tuy nhiên, việc triển khai các chương trình bồi dưỡng về giáo dục hoà nhập người khuyết tật hiện nay còn hạn chế, chưa thực sự thể hiện được tính định hướng, tính ứng dụng đối với giải quyết các vấn đề trực tiếp của lớp học, trường học hòa nhập có người khuyết tật.
Nội dung của cuốn sách "Năng lực nghề nghiệp trong giáo dục hoà nhập của giáo viên phổ thông” đưa ra hướng đảm bảo khả năng giải quyết các vấn đề về lý luận năng lực nghề nghiệp trong giáo dục hoà nhập của giáo viên phổ thông, đồng thời đưa ra định hướng, các biện pháp để hình thành và phát triển năng lực này cho giáo viên phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập ở các nhà trường phổ thông cũng như đáp ứng nhu cầu học tập hoà nhập của người khuyết tật.