Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất tinh dầu tuy nhiên tỉ lệ nguyên chất thì không đạt kết quả cao, vì vậy chúng tôi luôn đặt chất lượng uy tín lên hàng đầu và sản phẩm đều được nhập từ những nơi có công nghệ tiên tiến cho ra sản phẩm hoàn hảo và tốt cho Quý khách hàng. Vui lòng đừng so sánh giá cả. Sả chanh là cây cótinh dầu, làm gia vị và làm cây thuốc. Hầu như toàn bộ cây Sả đều có giá trị sử dụng, lá, bẹ lá, thân, rễ Sả chanh được dùng ướp, nấu thực phẩm (nấu thịt bò, thị chó, cá, gà..) lá Sả chanh được dùng nấu nước gội đầu, có tác dụng làm sạch gầu, mượt tóc, có mùi thơm dễ chịu. Lá vàtinh dầu Sả chanhlà vị thuốc có tác dụngkích thích,sát trùngnên được dùng làm thuốc giải cảm, chữa đau bụng, đau dạ dầy, đau nhức đầu, ho, eczema và các bệnh đau nhức xương. Trong y học dân gian và Trung Quốc cũng như Ấn Độ Sả chanh được coi là cây thuốc đa dạng và được dùng để chữa trị khá nhiều bệnh. Đặc tính tinh dầu Sả chanh. Tinh dầu thường được triết xuất từ cả cây, bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước, trích ly phân đoạn. Tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, mùi thơm đặc trưng của citral, tinh dầu thương phẩm là chất lỏng, sánh, có mầu vàng nhạt Thành phần của tinh dầu chủ yếu là nitral một hỗn hợp stereo – isomer của geranialvà neral (hàm lượng geranial 40 – 62%, neral 25 – 38%) ..và hơn 30 hợp chất khác. Tác dụng của tinh dầu Sả chanh Tinh dầu Sả chanhcó nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày và trong y học, thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, tinh dầu có tính sát khuẩn mạnh và có nhiều tính năng, công dụng như. - Sát trùng - Diệt ký sinh trùng trên da - Làm sạch da mặt tận gốc - Trị mụn, tàn nhang - Chống nhăn, giảm lão hóa da - Chữa đau bụng, đau dạ dầy - Giảm mệt mỏi, chống căng thẳng Với hơn 30 hợp chất trong tinh dầu với hàm lượng khác nhau, tinh dầu Sả chanh còn có rất nhiều tác dụng mà con người chưa khám phá hết. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: -Bước 1: Thêm nước vào các đĩa chứa nước. Bạn nên cho nước nóng vào ngập khoảng 1/2 đến 2/3 đĩa nước. - Bước 2: Cắm điện. Trước khi cắm điện, bạn nên để các chiết áp ở mức nhỏ nhất để tránh những ảnh hưởng từ nguồn điện tăng vọt sẽ làm hỏng chiếc đèn của bạn. - Bước 3: Thêm tinh dầu Bạn chỉ nên cho từ 3 - 5 giọt tinh dầu vào chiếc đèn để tránh mùi hương quá nặng hoặc gây lãng phí. Bạn không nên nhỏ trực tiếp tinh dầu vào nước lạnh vì như thế sẽ làm giảm tác dụng. - Xông hơi ướt Bước 1: tắm sạch sẽ bằng nước ấm để quen với nhiệt độ trong phòng xông hơi. Sử dụng một khăn tắm sợi bông mềm để trải lên đùi hoặc ngồi lên. Bước 2:Nhỏ vài giọt tinh dầu xông hơi vào chậu đựng nước, múc nước có chứa tinh dầu dội vào lò đá nóng (sau khi người đã ra mồ hôi) Bước 3: Làm nguội và nghỉ ngơi, uống nước để lấy lại sức -Xông hơi khô Bước 1: tắm sạch sẽ bằng nước ấm để quen với nhiệt độ trong phòng xông hơi. Bước 2: bật công tắc vận hành máy xông hơi để tạo hơi nước. Bước 3: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào một miếng bông y tế nhỏ, sau đó đặt vào bên trong bộ phận mà tại đó hơi nước đi qua trước khi vào không gian bên trong phòng xông hơi, hơi nước sẽ được hòa trộn đều với mùi tinh dầu thơm đem lại cảm giác thư giãn, dễ chịu nhất cho người sử dụng. Lưu ý: Trong phòng sauna nhiệt độ ở 80 ° C / 175 ° F tương đương với nhiệt độ 100 ° C / 210 ° F bên ngoài.