Giới thiệu về 5-HTP:5-HTP là một axit amin và là chất cuối cùng trước khi được chuyển hóa thành serotonin. Điều đó có nghĩa là, serotonin được sản xuất trong cơ thể từ 5-HTP chỉ trong một bước. Serotonin được coi là hoóc-môn có tác dụng điều chỉnh trạng thái, kìm hãm nóng giận và xua tan sợ hãi. Những người bị trầm cảm, rơi vào tình trạng sợ hãi hoặc hay bị chao đảo về trạng thái thường được chẩn đoán là do thiếu serotonin và do đó được khuyến cáo nên áp dụng các biện pháp để tăng lượng serotonin. 5-HTP là một trong các biện pháp đó.Cả axit amin L-Tryptophan cũng đã và đang được khuyến cáo sử dụng để tăng lượng serotonin nhằm mục đích phục hồi tâm trạng hoặc cải thiện giấc ngủ. Cải thiện giấc ngủ vì ban đêm, nếu lượng serotonin đầy cũng sẽ làm cho lượng chất melatonin đầy và chất này sẽ mang lại cho cơ thể một giấc ngủ thư giãn và yên tĩnh bởi melatonin chính là hoóc-môn ngủ. (Cách tăng lượng melatonin một cách tự nhiên – trừ cách bằng 5-HTP – và để cải thiện giấc ngủ, chúng tôi trình bày ở đây: Tăng lượng melatonin một cách tự nhiên).Lợi thế của 5-HTP đối với L-TryptophanTrong khi 5-HTP là chất cuối cùng trước khi được chuyển hóa thành serotonin thì L-Tryptophan lại là chất cuối cùng trước khi được chuyển hóa thành 5-HTP. Như vậy lợi thế đầu tiên của việc sử dụng 5-HTP so với L-Trytophan đã rõ ràng: bỏ qua được một bước giúp đơn giản hóa tối đa và đẩy mạnh công đoạn sản xuất serotonin bởi chính bước đầu tiên là bước tiềm ẩn rất nhiều phức tạp:1. Việc chuyển hóa L-Tryptophan thành 5-HTP bị ảnh hưởng bởi nhiều tác độngViệc chuyển hóa L-Tryptophan thành 5-HTP có thể bị phong tỏa bởi nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, lượng hoóc-môn stress cao hoặc sự dao động lượng đường trong máu. Bỏ qua được bước này đồng nghĩa với việc loại bỏ được tất cả các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất serotonin từ L-Tryptophan.2. Vận chuyển L-Tryptophan đến não thường xuyên gặp trục trặcNgoài ra để được chuyển hóa thành serotonin trong não thì việc đầu tiên là L-Tryptophan phải được vận chuyển tới não. Vấn đề chính là ở chỗ đó. Lý do là L-Tryptophan không phải là axit amin duy nhất muốn được vận chuyển tới não. Thường thì các axit amin khác nhanh hơn và chiếm hữu toàn bộ cỗ máy vận chuyển bằng hàng rào máu não. Vì L-Tryptophan thường đứng ở vị trí cuối nên không còn có thể tìm được chỗ.3. L-Tryptophan có nhiều nhiệm vụ khácVấn đề tiếp theo là L-Tryptophan không chỉ có nhiệm vụ sản xuất serotonin. Axit amin này còn nhiều lĩnh vực hoạt động khác trong cơ thể. Đúng vậy, chỉ có 3% L-Trytophan được cơ thể hấp thu qua thức ăn được chuyển hóa thành serotonin.Không chỉ có não cần serotonin mà còn ở các nơi khác trong cơ thể, ví dụ như để điều chỉnh nhu động ruột, mạch máu, cảm giác thèm ăn. 95% lượng serotonin sẽ được dùng để thực hiện tất cả các nhiệm vụ này. Do vậy, rõ ràng là phần lớn số lượng chất L-Trytophan nhỏ bé có được để sản xuất serotonin sẽ được dùng để cấu thành nên serotonin trong cơ thể. Thế nên phần để cấu thành serotonin trong não sẽ không còn lại là bao. Bên cạnh đó, đáng tiếc là hàng rào máu não không thông đối với serotonin trong cơ thể. Não bộ luôn phải tự sản xuất ra số serotonin cần dùng.* 5-HTP được chuyến hóa gần như 100% thành SerotoninNgược lại với L-Tryptophan, 5-HTP chỉ có một nhiệm vụ, cụ thể là được chuyển hóa thành serotonin. Nghĩa là, gần như 100% chất 5-HTP được hấp thụ cũng sẽ được chuyển hóa thành serotonin. Do vậy, uống 5-HTP là một cách cực kỳ đơn giản để tăng lượng serotonin và để giải quyết triệt để các vấn đề như trầm cảm, tâm trạng chao đảo, chứng sợ hãi. Tuy nhiên cũng cần phải tính đến một số yếu tố:* Thực phẩm hầu như không chứa 5-HTPTrong khi có thể dễ dàng điều khiển việc cung cấp chất L-Tryptophan thông qua dinh dưỡng (bằng cách ăn nhiều hơn các thực phẩm chứa nhiều L-Trytophan như các loại hạt, ngũ cốc, cây họ đậu, lạc) thì không thể làm được điều đó đối với 5-HTP. Lý do là hầu như không có loại thực phẩm nào chứa 5-HTP.Chuối xanh – mặc dù chỉ một số loại nhất định – được coi là có chứa một hàm lượng 5-HTP không được xác định rõ. Cũng không rõ là liệu đó có phải là các loại chuối mà chúng ta có thể tìm mua trong siêu thị hay độ xanh nào là chuẩn. Do vậy, việc cung cấp 5-HTP bằng cách ăn chuối là không khả thi.* Đau đầu và đau nửa đầuVì các bệnh nhân đau nửa đầu và những người hay bị đau đầu có lượng serotonin thấp và các chất chủ vận của các thụ thể serotonin (các chất có chức năng như serotonin trong não và gắn kết vào các thụ thể serotonin) làm giảm cơn đau nửa đầu nên tác dụng của 5-HTP trong việc phòng ngừa chứng đau nửa đầu đã được kiểm tra thông qua các nghiên cứu. Ý tưởng là, nếu có một lượng serotonin lành mạnh lâu dài thì có thể tránh bị đau đầu và đau nửa đầu.Trong một nghiên cứu vào năm 1986 mà mà tạp chí chuyên ngành European Neurology công bố, 124 bệnh nhân của chứng đau nửa đầu đã được cho uống 5-HTP hoặc Methysergid (một loại thuốc được dùng để phòng ngừa đau nửa đầu và hiện nay không còn được bán trên thị trường vì các tác dụng phụ mạnh).Tất cả những người tham gia cuộc nghiên cứu đều bằng tuổi nhau, cùng giới tính, cùng bị chứng đau nửa đầu, cùng ở mức độ giống nhau và đã từng được điều trị bằng liệu pháp tương tự. 75% những bệnh nhân của nhóm dùng methyserdig báo cáo là bệnh tình đã thuyên giảm đáng kể. 71% những bệnh nhân của nhóm dùng 5-HTP cho thấy họ ít bị các cơn đau lớn hơn và đồng thời nhiều các cơn đau nhỏ. Tác dụng phụ xảy ra nhiều hơn ở nhóm các bệnh nhân dùng methysergid hơn là nhóm dùng 5-HTP* Chứng béo phìMột nhiệm vụ quan trọng nữa của serotonin là điều chỉnh sự thèm ăn. Thiếu serotonin có thể dẫn tới việc ăn nhiều và thường xuyên thèm ăn mặc dù cơ thể đã có đủ calo. Do đó, ở nhiều cuộc nghiên cứu người ta đã kiểm tra liệu 5-HTP có thể giúp những người béo phì trong việc giảm cân. Kết quả cho thấy trong nhiều trường hợp 5-HTP đã kìm hãm được sự thèm ăn và giúp giảm cân một cách thành công.Ví dụ, trường Đại học Rome đã tiến hành một nghiên cứu“mù đôi“ mà theo đó trong vòng 5 tuần, mỗi ngày các phụ nữ béo phì dùng 8mg 5-HTP trên một kg trọng lượng cơ thể và ngày hoặc một loại giả dược . Trong khi đó, các phụ nữ này ăn uống bình thường, không ăn kiêng. Mặc dù tâm trạng của những phụ nữ này không có gì thay đổi song lượng calo họ ăn vào lại ít hơn (ít hơn 38%, nhóm dùng giả dược chỉ ít hơn 20%) nên do đó đã giảm được cân. Hai cuộc nghiên cứu „mù đôi“ tiếp theo của trường đại học này cũng cho các kết quả tương tự. Việc uống 750 hoặc 900 mg 5-HTP mỗi ngày (hiện nay liều lượng này được coi là quá cao và có thể gây nên các tác dụng phụ) khiến những người đàn ông và phụ nữ béo phì ít thèm ăn hơn trong vòng hai hoặc sáu tuần. Họ ăn ít chất carbonhydrat hơn, nhanh no hơn và giảm nhiều cân hơn so với nhóm những người dùng giả dược.* Chứng mất ngủNhư đã giải thích ở trên, lượng serotonin càng lành mạnh thì thông thường cũng kéo theo một lượng melatonin lành mạnh – điều kiện để có một giấc ngủ khỏe. Do vậy, nếu tối ưu hóa được lượng serotonin bằng 5-HTP thì lượng melatonin cũng sẽ được điều chỉnh và điều này sẽ góp phần giải quyết các vấn đề về mất ngủ.Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, ban đầu nó có thể gây nên một tác dụng ngược và 5-HTP có thể làm mất ngủ. Song sau đ „nó sẽ kích hoạt một chuỗi các quá trình sinh lý học có tác dụng cải thiện giấc ngủ“ – đó là kết quả của một nghiên cứu vào năm 2000 của Đại học Texas.Tất nhiên tác dụng của 5-HTP đối với chất lượng, độ dài giấc ngủ và giai đoạn vào giấc còn phụ thuộc vào liều lượng, vào từng cá nhân và quá trình trao đổi chất của cá nhân đó, lượng chất dẫn truyền thần kinh, lượng cung cấp chất L-Trytophan, tình trạng chất dinh dưỡng và nhiều điều nữa. Do vậy, tốt nhất ban đầu nên thử nghiệm một cách thận trọng bằng các liều nhỏ phù hợp với từng như cầu cá nhân.Hướng dẫn sử dụng:Người lớn: Uống 1 viên/ lần x 1-2 lần/ ngày.Tối đa 3 viên/ ngày.Uống trước khi ngủ.