Nơi bán đề xuất
Giáo trình luật canh tranh
Tác giả: TS. Tăng Văn Nghĩa
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Ngày xuất bản:2013
Số trang :208
Kích thước 19 x 27 cm
Loại bìa: Mềm
Nội dung: Lời giới thiệu
Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản của cơ chế thị trường, đồng thời còn là thuộc tỉnh của kinh tế thị trưởng, vì vậy, nó hiện diện trong nền kinh tế như một yếu tố tất yếu. Xét theo phương diện tích cực, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, song xét theo những phương diện khác, chính cạnh tranh là yếu tố đưa lại những hậu quả tiêu cực về kinh tế – xã hội. Cạnh tranh gay gắt sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh và tất yếu độc quyền xuất hiện. Trên thực tế, cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền được các trường phái kinh tế khác nhau trên thế giới khẳng định là một trong những khuyết tật chủ yếu của kinh tế thị trường
Pháp luật về cạnh tranh (hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh, kiểm soát độc quyền) đã từ lâu trở thanh bộ phận pháp luật không thể thiếu ở các quốc gia có nền kinh tế thị trưởng phát triển. Bởi lẽ, nó chính là công cụ trực tiếp để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh; là công cụ để duy trì động lực phát triển nền kinh tế. Pháp luật về cạnh tranh đã xuất hiện từ hơn 100 năm nay, bắt đầu được coi là một bộ phận của Luật Dân sự, sau đó, trở thành lĩnh vực pháp luật riêng với mục đích nhằm chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh và độc quyền ra đời khi nền kinh tế của một số nước tiên tiến xuất hiện việc tập trung quyền lực dưới hình thức Từ – rớt. Một số trường phái kinh tế dã thể hiện quan điểm trong việc xây dựng chính sách cạnh tranh là: Trường phái lần tự do (Trường phái Freiburg); Mô hình chính sách cạnh tranh theo hình thái Oligopoly mở rộng của Kantzenbach; Trưởng phải tân cổ điển; Trường phái Chicago về vấn đề chống Tử – rời
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu và xây dựng pháp luật về cạnh tranh, kể cả các quốc gia trước đây có nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung nay chuyển sang cơ chế thị trường, như Liên bang Nga và các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Ba Lan, Séc, Slovakia, Hunggari, Bungari, Trung Quốc, Mông Cổ Hàng loạt các công trình nghiên cứu về xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật cạnh tranh do các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn của Hoa Kỳ, Uỷ ban Cạnh tranh châu Âu, Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc đã được công bố, làm tài liệu tham khảo cho các nước đang nghiên cứu, xây dựng pháp luật về cạnh tranh.
Trên bình diện quốc tế, điều ước quốc tế đầu tiên liên quan đến pháp luật về cạnh tranh là Công ước Paris được ký kết ngày 20/3/1883. Cho đến nay, trước xu thế toàn cầu hoá, tự do hoa thương mại thế giới, cũng xuất hiện những đề xuất ký kết các điều ước quốc tế hay thoả thuận đa phương trước hết là trong Tổ chức OECD, sau đó là trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề cạnh tranh. Một trong những nội dung vòng đàm phán mới của WTO