Nơi bán đề xuất
Combo sách HIỆN TẠI VĨNH CỬU; THỰC HÀNH THEO LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN
- Tác giả: Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng
- Số trang: 486 trang
- NXB: Tôn Giáo
- Năm xuất bản: T3.2023 và T11.2021
- Công ty phát hành: Sách Thiện Tri Thức
HIỆN TẠI VĨNH CỬU: Tình yêu với đất nước, con người, tình yêu với Phật giáo nói riêng và trí tuệ cổ xưa nói chung đã hiển bày thật hiện hữu qua từng câu chữ trong Hiện Tại Vĩnh Cửu. Với một ấn phẩm chứa đựng nhiều trí tuệ, được viết bằng thứ ngôn ngữ tràn đầy cảm hứng, qua mỗi một chương phần, chiều kích tinh thần của người đọc như được mở rộng thêm, sâu hơn, tràn hứng khởi để có thêm cơ hội tiếp chạm với sự tự do toàn diện, đó cũng chính là hiện tại vĩnh cửu.
Trong sự tự do toàn diện, có mặt khắp cả, tự do không còn là tự do hạn hẹp để phải chọn lựa, vì chọn lựa là mất mát. Tự do ở đây là một cái toàn thể, tự do như chim bay trong không gian, có tất cả mọi chọn lựa, có tất cả mọi phương hướng để chọn lựa, sự tự do ấy, không gian bao la của con chim bay có mọi tiềm năng, mọi khả thể cho sự chọn lựa. Khi người ta không còn sống trong những phần tử phân mảnh mà sống trong một đời sống toàn thể là Không, vô tướng, giải thoát thì sự chọn lựa không làm cho người ấy bị giới hạn, mà chọn lựa chính là tự do. Đó chính là tự do chọn lựa tự do.
Sự tự do toàn diện, đó cũng chính là cái hiện tại vĩnh cửu, cái quê nhà, cái nguồn mà tác giả đã nhiều lần nhắc đến:
Về đến quê nhà thì thấy khắp cả đều là quê nhà, đều là tánh Không, tánh Như…. Tất cả những con đường, những phương pháp, những pháp môn Phật giáo đều đưa chúng ta về đến nguồn ấy….
Đồng nguồn, đó là đại từ đại bi.
Nguyện ai ai cũng sẽ tiếp chạm được hiện tại vĩnh cửu nơi mỗi người khi đọc tác phẩm tuyệt vời này!
TRÍCH ĐOẠN SÁCH:
Mặc áo giáp đi xuyên qua lịch sử
Lịch sử là kết quả của những hành động đã tạo ra của con người và tiếp tục được tạo ra bằng những hành động hiện tại. Hành động có thể là tốt, xấu, hoặc trung tính. Làm người không ai thoát khỏi việc tạo ra hành động, tạo ra lịch sử, dù của một cá nhân hay một xã hội.
Lịch sử là sự biểu hiện của nghiệp và nghiệp quả, nghĩa là sự biểu hiện của những hành động của con người. Lịch sử con người là những hưng thịnh và suy vi, những thành công và thất bại, những xây dựng và điêu tàn, những hòa bình và chiến tranh. Lịch sử, với rất nhiều máu và nước mắt, là những vết thương khổ đau in hằn lên cuộc sống của con người.
Một trong những công việc của Bồ tát là chữa lành những vết thương, những tai hại của giết hại, chiến tranh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, say sưa và chuyển hóa tâm xấu ác của con người để họ không gây ra những nguyên nhân cho những tệ nạn ấy nữa. Thế nên Bồ tát là người sống cùng chúng sanh, chia sẻ cùng một lịch sử tốt xấu, hưng phế của chúng sanh, nhưng Bồ tát đi xuyên qua lịch sử mà không có các vết thương, các phiền não nhờ mặc áo giáp của trí huệ tánh Không và đại bi vô ngạ
********
THỰC HÀNH THEO LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN
Luận Đại Thừa Khởi Tín là căn bản, quan trọng và quý báu, vì tổng hợp hai nhánh của Đại thừa: Tánh Không Trung Đạo và Duy thức. Từ hai nhánh Tánh Không và Duy Thức này mà có tất cả các tông phái của Đại thừa, và chúng gồm cả ba thời thuyết pháp của đức Phật Thích Ca là:
1/ Bốn Đế và Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã
2/ Tánh Không
3/ Phật tánh, hay Như Lai tạng, hay Tâm Chân Như
Ấn phẩm Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín này được xem là rất cần thiết đối với những người muốn tìm hiểu và thực hành đầy đủ về con đường Đại thừa:
* Ba môn Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu mà Kinh Viên Giác nói rằng hoàn thành ba môn này tức là “Phật xuất hiện ở thế gian”
* Sáu ba la mật có giá trị như thế nào trong việc thể nhập Pháp thân
* Hai sự tích tập Trí huệ và Công đức
* Chi tiết về vô minh bất giác sanh sôi như thế nào để che chướng Pháp thân Chân Như và cách để tiêu trừ, tịnh hóa chúng
* Những cấp độ của con đường và những cấp độ tu chứng của Bồ tát
* Những ma chướng
********
TÁC GIẢ: Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng là một nhà sư, thuộc thế hệ thứ ba của Tổ Khai sơn chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1888 – 1951). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tổ đã cầu đạo ở Tây Tạng, đắc pháp và được ban cho pháp danh Thubten Osel bởi những vị cao cấp của dòng Mũ Vàng (Gelugpa). Sau hơn một năm ở Tây Tạng, Tổ được phép trở về Việt Nam để lập chùa Tây Tạng, Bình Dương.
Nhiều năm qua, tác giả Nguyễn Thế Đăng đã viết hàng trăm bài đăng trên Văn Hóa Phật Giáo. Tuần san và Nguyệt san Giác Ngộ cũng đã đăng hàng chục bài của tác giả, chưa kể các báo điện tử như , thuvienhoasen, , , … mỗi báo cũng đã đăng hàng chục bài.