Nơi bán đề xuất
Combo LÀNG XÃ CỦA NGƯỜI AN NAM Ở BẮC KỲ + HOÀNG VIỆT HÌNH LUẬT
Làng xã của người An Nam ở Bắc Kỳ:
“Xét cho cùng thì dù chúng ta sử dụng cách thức nào đi nữa, chính quyền bảo hộ vẫn có bổn phận phải chấn hưng xã An Nam bằng cách trang bị cho nó một số thiết chế như của chúng ta, đặc biệt là bằng cách giảm quyền lực tuyệt đối của tầng lớp chức sắc xã. Làm như vậy, chính quyền bảo hộ chắc chắn sẽ thu phục được sự ủng hộ hoàn toàn của tầng lớp dân chúng thông minh và dễ mến, những người, với ước muốn hưởng những thành quả của nền văn minh và tiến bộ, sẽ sẵn sàng hợp tác cùng với chính quyền bảo hộ, để biến thuộc địa vốn được thiên nhiên ưu ái này thành một trong những xứ sở thanh bình và thịnh vượng nhất trên thế giới.”
Quan điểm mới mẻ này đã thôi thúc viên công sứ Pháp nhưng rất gắn bó với xứ An Nam, Paul Ory, học tiếng Việt để có thể trực tiếp nói chuyện với người Việt, từ đó tìm hiểu những nét đặc sắc riêng có của làng xã ở Bắc Kỳ, “đơn vị cơ bản và chủ yếu hợp thành vương quốc An Nam”, trên mọi phương diện của nó.
Một tài liệu tham khảo thú vị và chứa đựng không ít bất ngờ, ngay cả với người Việt Nam trong thời hiện đại.
Bộ luật hình sự do chính quyền Bảo hộ Pháp san định, ban bố thi hành cho Trung Bộ từ năm 1933.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, sự chia rẽ ba xứ Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ với ba chế độ chính trị khác nhau dẫn đến sự phân hóa trong hệ thống pháp luật nước ta. Ở xứ bảo hộ Trung Kì, từ năm 1933, bộ luật hình sự được áp dụng là Hoàng Việt hình luật gồm 424 điều, 29 chương được ban hành với nghị định của Toàn quyền Đông Dương và chỉ dụ của Bảo Đại. Là bộ luật hình sự mang tính chất nửa thực dân nửa phong kiến, Hoàng Việt hình luật là công cụ pháp lý đắc lực bảo vệ quyền lợi của thực dân Pháp và vua quan nhà Nguyễn. Không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước, mà xét ở góc độ khoa học, một số chế định trong bộ luật này còn có giá trị tham khảo, phục cụ cho hoạt động lập pháp hình sự hiện đại.