Giá rẻ nhất
Tìm thấy 1 nơi bán khác, giá từ 241.200₫ - 241.200₫
Tại sao bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo? Vì bạn muốn được giữ vai trò chỉ đạo hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn nhân viên? Bạn muốn được thể hiện khả năng kiểm soát? Bạn muốn tạo ra giá trị? Tập trung vào tương lai? Là chính mình? Vì lợi nhuận? Có thể những lý do đó đều đúng. Nhưng ngoài những yếu tố trên, yêu cầu về trách nhiệm đối với nhà lãnh đạo cũng cao không kém.
Theo thống kê, 60% các công ty tại Mỹ đang phải đối mặt với việc thiếu hụt các tài năng lãnh đạo, khiến hiệu suất công việc bị giảm sút. Chỉ có 40% nhân viên hiểu được mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược của công ty; 43% nhân viên trung thành nhận được phản hồi hàng tuần từ sếp, và có đến 75% nhân viên nghỉ việc không vì công việc mà vì sếp. Những con số thống kê trên cho thấy vai trò của nhà lãnh đạo trong một công ty hay tổ chức là vô cùng quan trọng. Thành công của một doanh nghiệp, ngoài sự cố gắng phấn đấu của từng nhân viên thì giữ vai trò quan trọng vẫn là tài năng của nhà lãnh đạo.
Simon Sinek, tác giả của cuốn sách New York Times bestseller Lãnh đạo luôn ăn sau cùng(Leaders eat last), đã đúc rút lại trong cuốn sách một thông điệp đơn giản nhưng chính xác: “Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác dám mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều hơn và phát triển hơn, thì bạn là một nhà lãnh đạo.”
Bạn hãy thử tưởng tượng về một thế giới, nơi mà hàng ngày mọi người thức giấc, có cảm hứng đi làm, cảm thấy tin tưởng và được coi trọng ở nơi làm việc, và cuối ngày họ trở về nhà với cảm giác hài lòng với công việc.
Ngày nay, trong nhiều tổ chức thành công, những nhà lãnh đạo tuyệt vời nhất đang tạo ra môi trường làm việc, trong đó mọi người kết hợp với nhau thành một nhóm hết sức tự nhiên để tạo ra những sản phẩm vượt trội.
Trong môi trường quân đội, sẽ có những tấm gương điển hình đạt được thành công vang dội. Họ nhận được sự tôn trọng và khâm phục từ những người bên trong và bên ngoài tổ chức. Họ là người có lòng trung thành cao nhất và ít bị lay động nhất, là người có khả năng vượt qua bão tố và thách thức. Những tổ chức đặc biệt như vậy đều có một nền văn hóa mà ở đó những người lãnh đạo sẽ đưa ra sự che chắn, bảo vệ từ bên trên và những người ở dưới cũng bảo vệ cho cấp trên của họ. Đây là lý do mà họ sẵn sàng vượt qua khó khăn, chấp nhận hiểm nguy trong công việc. Và bất kỳ tổ chức nào cũng có thể làm được điều đó. Đó chính là sự đồng cảm.
Một cuốn sách đột phá có khả năng thay đổi tư duy của các nhà lãnh đạo đến từ tác giả nối tiếng theo New York Times, Simon Sinek!
Thế giới chúng ta đang sống được chia thành hai loại trò chơi tách biệt: Hữu cực và vô cực. Trong các trò chơi hữu cực, như bóng đá hoặc cờ vua, chúng ta biết rõ những đối thủ của mình, cũng như các quy tắc và đích đến. Người chiến thắng và kẻ thua cuộc dễ dàng được xác định. Tuy nhiên trong các trò chơi vô tận, như kinh doanh hoặc chính trị hoặc chính cuộc sống, người chơi đến và đi, các quy tắc có thể thay đổi và không có điểm cuối xác định. Không có người chiến thắng hay kẻ thua cuộc trong một trò chơi vô tận; chỉ có phía trước và phía sau.
Càng tìm hiểu, Simon Sinek càng nhận ra rằng những trò chơi vô cực tồn tại xung quanh tất cả chúng ta, đó là những trò chơi không hề có giới hạn. Và bởi vì không có giới hạn, không có kết thúc thực tế nào trong trò chơi, nên không có cái gọi là “chiến thắng” trong một trò chơi vô cực. Trong một trò chơi vô cực, mục tiêu chính là tiếp tục chơi, duy trì trò chơi. Các cuộc đua cạnh tranh trong kinh doanh chính là một trò chơi vô cực. Chúng ta có thể không biết tất cả những người chơi khác và những người mới có thể tham gia bất cứ lúc nào. Ngoài ra, ông cũng nhận ra rằng, rất nhiều tổ chức gặp khó khăn trong việc giữ vững vị trí trên thương trường đơn giản là vì các nhà lãnh đạo của họ đang dẫn dắt với một tư duy hữu hạn trong một trò chơi vô cực. Các tổ chức này có xu hướng tụt hậu trong đổi mới và giảm sút về hiệu suất, văn hóa doanh nghiệp… Vậy làm thế nào để trở thành người dẫn đầu trong một trò chơi không có hồi kết?
Thông qua cuốn sách “Trò chơi vô cực”, Simon Sinek đã đưa ra một chiến lược để dẫn đầu với tư duy vô hạn. Những nhà lãnh đạo với lối suy nghĩ vô hạn, sẵn sàng thách thức hiện trạng và thay thế nó với một thực tế mới sẽ có khả năng khiến cho bản ngã con người cố hữu của tất cả chúng ta cảm thấy an toàn hơn, sẵn sàng cống hiến cho một điều gì đó lớn lao hơn chính bản thân và cung dưỡng cho chúng ta cũng như gia đình, để từ đó xây dựng các tổ chức mạnh mẽ hơn và sáng tạo hơn trên toàn thế giới