Đăng nhập / Đăng ký

Mua sắm thông minh!

Cờ Shogi Nhật Bản - Cờ Tướng Nam Châm Nhật Bản - Hàng Cao Cấp

So sánh giá Cờ Shogi Nhật Bản - Cờ Tướng Nam Châm Nhật Bản - Hàng Cao Cấp

Đã bán: 0 | Lượt xem: 372

Giá rẻ nhất

Shopee

Giá bán: 158.000₫

Giá gốc: 170.000₫

Mua ngay

Nơi bán Cờ Shogi Nhật Bản - Cờ Tướng Nam Châm Nhật Bản - Hàng Cao Cấp

Tìm thấy 2 nơi bán, giá từ 158.000₫ - 225.000₫

Giá rẻ nhất
Mua Cờ Shogi Nhật Bản - Cờ Tướng Nam Châm Nhật Bản - Hàng Cao Cấp tại Shopee

Giá tại Shopee Hàng chính hãng

0 lượt bán

158.000₫

170.000₫

Giá tốt thứ 2
Mua Cờ Shogi Nhật Bản - Cờ Tướng Nam Châm Nhật Bản - Hàng Cao Cấp tại Tiki

Giá tại Tiki Hàng chính hãng

0 lượt bán

225.000₫

450.000₫

Thông tin sản phẩm

Sẩn phẩm chính hãng miDoctor - Dòng Cao Cấp Bàn cờ cũng là hộp đựng quân cờ tiện dụng Cờ Shogi - Cờ Tướng Nhật Bản hay còn gọi là cờ tướng Nhật Bản có kiểu chơi gần giống với cờ vua nhưng phức tạp hơn. Điểm độc đáo của trò chơi này là các nước thả quân khiến cho cờ shogi trở nên thiên biến vạn hóa. Bàn cờ Shogi và các quân cờ Bàn cờ là một hình vuông hoặc chữ nhật bên trong được chia thành 81 ô đều nhau. Không giống như cờ vua, cờ Nhật mỗi ô không có màu đen trắng mà là một màu. Các quân cờ: Mỗi bên sẽ có 20 quân cờ, được xếp trên 3 hàng đầu tiên. Các bạn theo dõi hình bên dưới để biết về cách xếp quân nhé. Hàng cuối tính từ ngoài vào là hương xa, mã, tướng bạc,tướng vàng và đứng giữa là vua. Hàng thứ hai là quân tượng và xe, tượng đứng bên tay trái và xe đứng bên tay phải. Hàng thứ ba là chín quân tốt. Các quân cờ của hai bên không phân biệt màu mà hoàn toàn có màu giống nhau, các quân cờ có hình nêm nên hai người chơi dựa vào chiều của chỉ của quân cờ để biết được đấy là quân của bên nào. Có 9 loại quân trong bàn cờ: vua, xe, tượng, tướng vàng, tướng bạc, mã, hương xa, tốt. Trong bàn cờ mỗi bên có: 1 vua, 1 xe, 1 tượng, 2 tướng vàng, 2 tướng bạc, 2 mã, 2 hương xa, 9 tốt. Một mặt của quân cờ sẽ có hai từ tiếng Hán được khắc chìm và viêt bằng mực đen, mặt còn lại sẽ có ký hiệu viết bằng mực đỏ. Chính các chữ hán trên mặt của quân cờ là một điểm khiến cho việc nhớ mặt quân trở nên khó khăn với nhiều người. Cách chơi Giống như cờ vua hoặc cờ tướng, bên nào chiếu hết ăn được tướng của đối phương là thắng. Trường hợp đối phương dùng 1 quân chiếu vua của đối phương liên tiếp 4 lần bằng 1 nước giống nhau thì đối phương sẽ bị xử thua. Các quân cờ tuân theo cách đi quân và nếu gặp phải quân của bên mình thì sẽ bị cản còn nều gặp quân đối phương thì có thể bắt quân (ăn quân). Nếu các quân cờ vào được vùng phong cấp là 3 hàng của đối phương thì sẽ được phong cấp và khi đó quân cờ sẽ lật sang mặt sau để báo rằng quân đó đã phong cấp. Thả quân: đúng theo ý nghĩa thả quân, khi bắt được quân của đối phương thì có thể bỏ một nước đi để thả quân mà mình đã bắt được vào bàn cờ và quân cờ đó sẽ thuộc về bên thả quân. Phong cấp và thả quân của cờ shogi khá phức tạp, nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ về cờ tướng Nhật điều đầu tiên các bạn nên tìm hiểu là phong cấp và đặc biệt là thả quân. Ngoài ra cách đi của quân mã cũng khá đặc biệt vì nó không bị cản bởi quân của phe mình. Nói chung cờ shogi là một loại cờ tướng Nhật có cách chơi khó và khá phức tạp nhưng chính điều này cũng làm cho cờ shogi trở nên hấp dẫn vì có rất nhiều kiểu biến hóa khi chơi.

Cờ Shogi Nhật Bản - Cờ Tướng Nam Châm Nhật Bản - Hàng Cao Cấp

 

 

Shōgi (將棋 (Tướng Kỳ)しょうぎ "Cờ tướng") (phát âm tiếng Nhật:  hoặc ) là một loại cờ phổ biến tại . Shōgi có chung một nguồn gốc với , ,  và  từ  của  từ .

Trò chơi này độc đáo với nước thả quân: các quân bị bắt có thể được đưa lại vào bàn cờ như quân của người đã bắt nó.

Shōgi đã được chơi tại Nhật Bản ở dạng nguyên thủy (chưa có nước thả quân) từ thế kỷ XII (mô tả trong sách Nichureki). Nước thả quân được áp dụng vào shōgi kể từ thế kỷ thứ XVI.

Luật chơi

Mục đích

Mục đích của shōgi là chiếu hết Vua đối phương.

Bàn cờ và quân cờ

 
Các quân shōgi lúc khởi đầu ván cờ. Phía đối diện là các quân cờ đã phong cấp

Hai người chơi, Đen và Trắng (hoặc sente và gote), trên một bàn cờ 9×9. Các ô không có phân biệt gì về màu sắc như .

Mỗi người chơi có một bộ quân gồm 20 quân  kích cỡ gần giống nhau, bao gồm: (từ quân mạnh nhất đến yếu nhất)

  • 1 Vua
  • 1 Xe
  • 1 Tượng
  • 2 Tướng vàng
  • 2 Tướng bạc
  • 2 Mã
  • 2 Hương xa
  • 9 Tốt

Mỗi quân có tên gồm 2  thường được khắc trên mặt quân bằng mực đen. Trên mỗi mặt trái của quân, trừ quân Vua và Tướng vàng, là một hay hai chữ khác thường được khắc bằng mực đỏ, dùng để chỉ ra là quân này đã được phong cấp. Quân của 2 người chơi không khác nhau về màu sắc, thay vì vậy mỗi quân có hình như cái nêm và hướng về phía trước, đối diện với đối phương. Nhìn hướng của quân sẽ biết quân đó thuộc bên nào.

Chữ Hán trên mặt quân đã làm nản lòng nhiều người không biết chữ Hán đến với shōgi. Điều này đã dẫn đến việc phát triển quân được phương Tây hóa, hoặc quốc tế hóa, bằng cách thay các chữ Hán khó đọc bằng các chữ viết tắt của các quân (K, R, B ). Tuy vậy vì cũng chỉ có chừng đó chữ cái và quân cờ mạnh thì được làm to hơn, nên các quân cờ như vậy không được phổ biến.

Sau đây là bảng tên các quân với  tương ứng. Tên viết tắt dùng trong việc bình luận và ghi chép ván cờ.

Viết tắt Hán-Việt Nghĩa
玉将 gyokushō 7389 5c06 ぎょくしょう 玉 (gyoku) Ngọc tướng Tướng ngọc
王将 ōshō 738b 5c06 おうしょう 王 (ō) Vương tướng Tướng vua
飛車 hisha 98db 8eca ひしゃ 飛 (hi) Phi xa Xe bay
龍王 ryūō 7adc 738b りゅうおう 龍 or 竜* (ryū) Long vương Vua rồng
角行 kakugyō 89d2 884c かくぎょう 角 (kaku) Giác hành Di chuyển góc
龍馬 ryūma 7adc 99ac りゅうま 馬 (uma) Long mã Ngựa rồng
金将 kinshō 91d1 5c06 きんしょう 金 (kin) Kim tướng Tướng vàng
銀将 ginshō 9280 5c06 ぎんしょう 銀 (gin) Ngân tướng Tướng bạc
成銀 narigin 6210 9280 なりぎん Thành ngân Thành bạc
桂馬 keima 6842 99ac けいま 桂 (kei) Quế mã Ngựa quế
成桂 narikei 6210 6842 なりけい 圭 hoặc 今 Thành quế Thành quế
香車 kyōsha 9999 8eca きょうしゃ 香 (kyō) Hương xa Xe hương
成香 narikyō 6210 9999 なりきょう 杏 hoặc 仝 Thành hương Thành hương
歩兵 fuhyō 6b69 5175 ふひょう 歩 (fu) Bộ binh Lính đi chân
と金 tokin 3068 91d1 ときん と (to) ? kim Thành vàng

* 竜 là dạng đơn giản của 龍.

Chữ viết trên mặt trái, của các quân để chỉ ra quân đã được phong cấp, thường được viết bằng mực đỏ theo kiểu  rất khó đọc.

Xếp hạng

Hệ thống xếp hạng của shōgi tương tự như ở  hay . Có 2 hệ thống xếp hạng riêng biệt: không chuyên và chuyên nghiệp.

Người mới tập chơi bắt đầu bằng xếp hạng không chuyên level 15-kyu, tiến lên dần tới 1-kyu, sau đó chuyển sang 1-dan, tiếp tục tới 6-dan.

Không chuyên 6-dan tiếp tục lên tới xếp hạng chuyên nghiệp 4-dan, rồi tăng dần tới 9-dan chuyên nghiệp là hạng cao nhất. Ở Nhật Bản để lên được đẳng (dan) cao hơn, các kỳ thủ phải có các xếp hạng cao nhất trong giải đấu thăng hạng hằng năm.

Hiện nay hệ thống này được sử dụng song song với hệ thống tính điểm ELO như của . Khác biệt rõ nhất giữa 2 hệ thống là đẳng cấp dan-kyu chỉ tăng hoặc giữ nguyên không cấp thêm chứ không lên xuống như hệ số ELO.

Xem .

Thế cờ ban đầu

 
Thế cờ ban đầu

Ở thế khởi đầu, quân được bố trí thành 3 hàng (xem hình).

Hàng cuối cùng được bố trí đối xứng. Vua ở giữa, từ ngoài vào trong là Hương xa, Mã, Tướng bạc, Tướng vàng.

Hàng thứ hai có:

  • Quân Tượng ở tay trái của người chơi, vị trí trên quân Mã trái.
  • Quân Xe ở tay phải của người chơi, vị trí trên quân Mã phải.

Hàng thứ ba có 9 Tốt.

Cách chơi

Khởi đầu bên Đen đi trước, sau đó là tuần tự theo lượt. Khái niệm Đen/Trắng dùng để chỉ các bên khi thảo luận về ván cờ chứ không phải chỉ màu quân. Có thể "đi quân" hoặc "thả quân". Khi đi quân tới miền phong cấp thì có thể "phong cấp cho quân" thành quân mới.

Các ván cờ shōgi chuyên nghiệp được chơi có đồng hồ tính giờ như .

Đi quân và bắt quân

Sau đây là bảng cách đi của từng quân. Bên trái là quân ban đầu, bên phải là quân đã được phong cấp.

○: Đi được 1 ô theo hướng đã định
│─\/: Đi được số ô tùy ý theo hướng đã định (Xe và Tượng)
 
Vua (Trắng) Vua (Đen)
Vua có thể đi một ô theo mọi hướng.
         
   
   
   
         
Vua có thể đi một ô theo mọi hướng. Bên Đen đi trước.
         
   
   
   
         
Tướng Vàng  
Tướng Vàng đi được một ô theo mọi hướng trừ nước đi chéo về phía sau (6 cách đi).
         
   
   
       
         
Tướng vàng không có phong cấp.
Tướng Bạc Tướng Bạc phong cấp
Tướng bạc đi được một ô theo 4 đường chéo + một ô tiến về phía trước (5 cách đi).
         
   
       
     
         
Tướng bạc khi được phong cấp đi như Tướng vàng.
         
   
   
       
         
Tượng Tượng phong cấp
Tượng có thể đi theo 4 hướng đường chéo cho đến khi gặp một quân cản. Do chỉ đi chéo, Tượng chưa phong cấp chỉ kiểm soát một nửa số ô của bàn cờ.
     
     
       
     
     
Tượng phong cấp (Ngựa rồng) có thể đi như Tượng hoặc như Vua.
     
   
   
   
     
Xe Xe phong cấp
Xe có thể đi ngang dọc tùy ý cho đến khi gặp 1 quân cản.
       
       
       
       
Xe phong cấp (Vua rồng) có thể đi như Xe hoặc như Vua.
       
   
   
       
Mã phong cấp
Mã đi như Mã của cờ vua, nhảy theo hình chữ L về phía trước, nhưng chỉ có 2 nước đi (xem hình). Mã có thể nhảy qua các quân khác. Khi đi đến hàng 8 hoặc 9 Mã sẽ được tự động phong cấp.
     
         
       
         
         
Mã được phong cấp đi như Tướng vàng.
         
   
   
       
         
Hương xa Hương xa phong cấp
Hương xa chỉ có thể tiến tùy ý theo hàng dọc trước khi gặp 1 quân cản. Hương xa sẽ tự động được phong cấp khi tới hàng 9.
       
       
       
         
         
Hương xa được phong cấp đi như Tướng vàng.
         
   
   
       
         
Tốt Tốt phong cấp
Tốt chỉ đi thẳng một ô về phía trước. Khi đến hàng cuối cùng, Tốt được tự động phong cấp. Có một số hạn chế trong việc thả quân Tốt (xem ở dưới).
         
       
       
         
         
Tốt được phong cấp đi như Tướng vàng.
         
   
   
       
         

 

 
Các quân cờ shōgi

Mỗi quân của shōgi có cách đi riêng của nó.

Vua, Tướng vàng, Tướng bạc và Tốt đi từng ô một. Nếu một quân của bên đối địch đang chiếm ô đó thì quân đó sẽ bị bắt, và lấy ra khỏi bàn cờ. Nếu một quân của cùng bên đang chiếm ô đó thì kỳ thủ không thể di chuyển một quân khác đến cùng một ô.

Mã là quân độc nhất có thể "nhảy qua" các quân khác để đi đến một ô mới, các quân đó có thể là cùng bên hay khác bên. Các quân bị nhảy qua không bị ảnh hưởng nào trong việc Mã di chuyển.

Hương xa, Tượng và Xe có thể đi một hay nhiều ô theo các hướng khác nhau; Hương xa chỉ có thể đi thẳng về phía trước, Tượng chỉ có thể đi theo 4 hướng chéo (trước trái, trước phải, sau trái và sau phải) trong khi Xe đi theo 4 hướng thẳng (trước, sau, trái và phải). Trên đường đi nếu chúng gặp một quân của bên đối địch, chúng sẽ bắt quân đó và dừng tại ô đó. Nếu chúng gặp một quân của cùng bên thì chúng phải dừng tại ô trước ô đó.

Vua

 
Vua

Vua có thể:

  • đi thẳng vào một trong 4 ô: trước, sau, trái hay phải, hoặc
  • đi chéo vào một trong 4 ô: trước phải, trước trái, sau phải hay sau trái,

ngoại trừ khi ô đi đến đã bị chiếm bởi một quân của cùng bên.

Tổng cộng có 8 cách đi cho Vua.

Tướng vàng

 
Tướng vàng

Tướng vàng có thể:

  • đi thẳng vào một trong 4 ô: trước, sau, trái hay phải, hoặc
  • đi chéo vào một trong 2 ô: trước phải hay trước trái (không được đi chéo về phía sau),

ngoại trừ khi ô đi đến đã bị chiếm bởi một quân của cùng bên.

Tổng cộng có 6 cách đi cho Tướng vàng.

Tướng vàng không bao giờ được phong cấp.

Tướng bạc

 
Tướng bạc
 
Tướng bạc phong cấp

Tướng bạc có thể:

  • đi chéo vào một trong 4 ô: trước phải, trước trái, sau phải hay sau trái, hoặc
  • đi thẳng vào ô ngay trước mặt,

ngoại trừ khi ô đi đến đã bị chiếm bởi một quân của cùng bên.

Tổng cộng có 5 cách đi cho Tướng bạc.

Một Tướng bạc chưa được phong cấp đi lùi nhanh hơn một Tướng bạc đã được phong cấp, do đó trên bàn cờ thường có một Tướng bạc không được phong cấp.

Sau khi được phong cấp Tướng bạc đi như Tướng vàng.

 
 
Mã phong cấp

Giống như cờ vua, Mã của shōgi đi theo hình chữ L; khác với cờ vua, nó chỉ có thể đi về phía trước, nếu ô đi đến chưa bị chiếm bởi một quân cùng bên. Do đó, tổng cộng có 2 cách đi cho Mã.

Điểm đáng chú ý là Mã của shōgi "nhảy" qua các quân khác để đi đến ô nó muốn đến, nó không thể bị ngăn cản như trường hợp Mã của cờ tướng.

Vì khả năng "nhảy" đó người ta thường giữ một Mã không phong cấp tại vùng đối địch của bàn cờ. Tuy nhiên, vì nó không thể đi ngang hay đi lùi, Mã phải được phong cấp khi đến một trong hai hàng cuối của bàn cờ vì nếu không nó không đi được nữa.

Sau khi được phong cấp Mã đi như Tướng vàng.

Hương xa

 
Hương xa
 
Hương xa phong cấp

Hương xa có thể đi thẳng đến một ô bất kỳ nào về phía trước của nó, nếu không bị ngăn cản bởi một quân của cùng bên. Nó không thể đi ngang hay đi lùi.

Bình thường người ta hay giữ một Hương xa không được phong cấp tại vùng đối địch của bàn cờ. Vì không thể đi ngang hay đi lùi, Hương xa phải được phong cấp khi đến hàng cuối của bàn cờ.

Sau khi được phong cấp Hương xa đi như Tướng vàng.

Tượng

 
Tượng
 
Tượng phong cấp

Tượng có thể đi chéo đến một ô bất kỳ nào trong 4 hướng chéo, nếu không bị ngăn cản bởi một quân của cùng bên.

Vì Tượng chỉ đi chéo nên Tượng chưa được phong cấp chỉ có thể kiểm soát được nửa số ô trên bàn cờ.

Sau khi được phong cấp Tượng giữ các bước đi của nó và thêm các bước đi của Vua.

Xe

 
Xe
 
Xe phong cấp

Xe có thể đi thẳng đến một ô bất kỳ nào trong 4 chiều thẳng: trước, sau, phải và trái, nếu không bị ngăn cản bởi một quân của cùng bên.

Sau khi được phong cấp Xe giữ các bước đi của nó và thêm các bước đi của Vua.

Tốt

 
Tốt
 
Tốt phong cấp

Tốt chỉ có thể đi thẳng đến ô ngay trước mặt (nó không thể đi lùi hay đi ngang), nếu ô đó không bị chiếm bởi một quân của cùng bên.

Vì Tốt không được đi lùi hay đi ngang, nó phải được phong cấp khi đến hàng cuối của bàn cờ. Trên thực tế, người ta luôn tìm cách phong cấp cho Tốt.

Sau khi được phong cấp Tốt đi như Tướng vàng.

Có 2 luật ngăn cấm việc thả quân Tốt vào bàn cờ (xem ).

Phong cấp

Đối với một kỳ thủ, "vùng phong cấp" là 3 hàng cuối tại phía bên kia của bàn cờ, hay nói một cách khác là 3 hàng sắp quân của bên đối địch khi ván cờ bắt đầu. Khi một quân cờ đi ngang qua ranh giới của vùng phong cấp (dù là đi ngang qua để đi vào hay đi ngang qua để đi ra, nhưng không phải là "thả quân") thì quân cờ đó có thể được phong cấp, nhưng không bắt buộc. Khi chọn phong cấp thì quân cờ sẽ được lật ngược để hiện ra giá trị mới của nó.

Một quân sau khi được phong cấp sẽ có cách đi mới. Luật phong cấp cho các quân là:

  • Vua và Tướng vàng không bao giờ được phong cấp; và một quân đã được phong cấp sẽ không được phong cấp thêm.
  • Tướng bạc, Mã, Hương xa và Tốt, sau khi được phong cấp, sẽ không đi như cũ mà đi như một Tướng vàng.
  • Tượng và Xe, sau khi được phong cấp, sẽ giữ cách đi cũ và thêm cách đi của Vua. Điều này có nghĩa là Tượng sau khi được phong cấp sẽ có thể đi đến toàn thể các ô trên bàn cờ.

Tuy không bắt buộc nhưng khi một Tốt, Mã hay Hương xa đến hàng cuối cùng của bàn cờ thì nó phải được phong cấp, nếu không nó sẽ không còn nước đi. Với cùng lý do, khi một Mã đến hàng trước hàng cuối cùng thì nó cũng phải được phong cấp.

Sau khi bị bắt thì các quân phong cấp trở lại dạng bình thường (chưa phong cấp) của chúng.

Thả quân

Trong shōgi các quân bị bắt theo đúng nghĩa đen. Có nghĩa là sau khi bị bắt chúng được giữ lại "trong tay", và có thể được thả lại vào trong bàn cờ như là một quân của người đã bắt nó. Khi đến lượt, thay vì đi quân, kỳ thủ có thể đưa một quân bị bắt từ trước và đặt chúng (dưới dạng chưa phong cấp) ở bất kỳ ô nào còn trống. Quân được thả, kể từ đó, trở thành một quân của kỳ thủ đó. Từ chuyên môn gọi là "thả quân".

Nước đi thả quân không được ăn quân của phe đối địch, và quân được thả không được phong cấp ngay nếu được thả trong vùng phong cấp. Tuy nhiên nó có thể ăn quân và được phong cấp ở các nước đi kế tiếp.

Quân được thả phải có khả năng thực hiện nước đi hợp lệ. Do đó Tốt, Mã, Hương xa không được phép thả trên hàng xa nhất. Tương tự quân Mã cũng sẽ không được thả ở hàng 8.

Có 2 luật hạn chế việc thả quân Tốt:

  • Một quân Tốt không thể được thả trên cùng cột với một quân Tốt chưa được phong cấp của cùng bên (phong cấp rồi không tính). Nếu kỳ thủ có Tốt chưa phong cấp trên tất cả các cột sẽ không thả được quân Tốt nào. Vì lý do này, các kỳ thủ thường thí 1 Tốt để rộng đường thả quân.
  • Quân Tốt có thể thả để tạo thành thế chiếu Vua, nhưng không được thả để chiếu hết. Các quân còn lại có thể được thả và chiếu hết Vua địch. Quân Tốt có sẵn trên bàn cờ mới có thể được đi nước chiếu hết Vua, hoặc quân Tốt được thả đóng vai trò hỗ trợ các quân khác chiếu hết.

Trong khai cuộc đổi tượng (kakukawari), hai bên tiến hành đổi Tượng ở ngay đầu ván cờ. Quân Tượng "trong tay" này có thể dùng để thả khi tấn công cũng như khi phòng thủ.

Chiếu và chiếu hết

Khi một kỳ thủ đi một nước dọa bắt Vua đối phương ở nước đi tiếp theo, nước đi đó gọi là nước "chiếu Vua" và Vua đó đang "bị chiếu". Nếu một Vua đang bị chiếu và không có nước đi hợp lệ nào để thoát khỏi thì nước chiếu đó được gọi là "chiếu hết" và người chiếu hết thắng ván cờ.

Để nói "chiếu!" bằng , nói "ōte!" (王手). Việc này không bắt buộc và có thể là do ảnh hưởng của . Trong tiếng Nhật, chiếu hết là tsume (詰め) hoặc ōtedzume (王手詰め).

Kết thúc ván cờ

Một kỳ thủ bắt được Vua của đối phương là người thắng cuộc. Trong thực tế việc này ít xảy ra vì một bên sẽ tự nhận thua khi thấy không cứu vãn được thất bại.

Nếu một bên không bị chiếu nhưng không có nước đi hợp lệ thì sẽ bị xử thua (giống ).

Trong shōgi chuyên nghiệp, một kỳ thủ đi sai luật sẽ bị xử thua ngay. Trong các giải khác việc này được nhân nhượng đôi chút.

Có 2 cách hòa cờ trong shōgi: lặp lại nước đi (千日手 sennichite) và Vua cùng tồn tại (持将棋 jishōgi).

Nếu thế cờ lặp lại 4 lần với nước đi của cùng một kỳ thủ, thì ván cờ coi là không được tính. Hai thế cờ được coi là giống nhau khi quân trong tay và thế cờ trên bàn cùng giống nhau. Tuy nhiên, thế cờ đó không được là thế chiếu Vua, kỳ thủ nào chiếu lặp 4 lần sẽ bị xử thua ngay.

Trong shōgi chuyên nghiệp các ván cờ hòa theo kiểu lặp nước này sẽ không tính là một ván hòa mà các kỳ thủ sẽ chơi lại ngay ván khác, với màu quân thay đổi và thời gian ít hơn.

Ván cờ hòa với Vua cùng tồn tại (jishōgi) khi cả hai quân Vua cùng vào vùng phong cấp của bên mình và cả hai đều không còn khả năng chiếu hết đối phương hoặc ăn thêm quân. Khi tình trạng này xảy ra thì dùng cách tính điểm các quân của từng bên để tìm ra người thắng cuộc: mỗi quân Xe hoặc Tượng tính 5 điểm, và các quân khác trừ Vua tính 1 điểm (quân phong cấp chỉ tính như quân thường). Bên nào có ít hơn 24 điểm sẽ bị xử thua. Nếu cả hai bên đều có ít hơn 24 điểm thì ván cờ sẽ không được tính.

Chấp quân

Để có các trận đấu hấp dẫn, bất kỳ khi nào trình độ giữa 2 đấu thủ quá chênh lệch thì đều có chấp quân. Trong một ván cờ có chấp quân, một hay nhiều quân của Trắng được bỏ hẳn ra ngoài trước khi Trắng luôn được đi nước đầu tiên. Chú ý là quân đã được chấp sẽ không xuất hiện lại trong ván cờ và không thả được quân đó nữa. Khi chấp quân thì bên chấp quân (gote) bao giờ cũng được đi trước.

Việc mất cân bằng khi chấp quân này không lớn như trong  vì lợi thế hơn quân trong shōgi không lớn như vậy, và người chấp quân chỉ cần ăn quân nào là có thể dùng quân đó.

Chấp quân không được áp dụng trong các giải thi đấu, nhưng được sử dụng nhiều trong các trận đấu luyện tập hoặc giảng dạy.

Cách chấp quân thông dụng, từ nhỏ đến lớn được dùng chính thức trong Liên đoàn shōgi Nhật Bản (Nihon shōgi Renmei):

  • Hương xa: bỏ quân Hương xa trái (1a) của Trắng.
  • Tượng: bỏ quân Tượng của Trắng.
  • Xe: bỏ quân Xe của Trắng.
  • Xe và Hương xa: bỏ quân Xe và Hương xa trái của Trắng.
  • Hai quân: bỏ quân Xe và quân Tượng của Trắng.
  • Ba quân: bỏ quân Xe, Hương xa trái và quân Tượng của Trắng.
  • Bốn quân: bỏ quân Xe, quân Tượng và 2 Hương xa của Trắng.
  • Năm quân: bỏ quân Xe, quân Tượng, một quân Mã và 2 Hương xa của Trắng. Chấp con Mã trái gọi là 5 quân trái, chấp con Mã phải là 5 quân phải.
  • Sáu quân: bỏ quân Xe, quân Tượng, 2 Hương xa và 2 Mã của Trắng.

Các kỳ thủ chuyên nghiệp ít khi chấp 3 hoặc 5 quân, và rất ít khi chấp 6 quân. Cách chấp còn lại được sử dụng rất rộng rãi.

Cách chấp khác: chấp 1 Tướng bạc, chấp Hương xa phả cũng thỉnh thoảng được dùng. Tranh luận về mối liên quan giữa việc chấp bao nhiêu khi trình độ chênh lệch vẫn chưa thống nhất.

Ghi chép ván cờ

Phương pháp được sử dụng trong tiếng Anh để ghi chép nước đi của shōgi được sáng chế bởi George Hodges năm . Nó được chuyển hóa từ , nhưng có thay đổi ở nhiều mặt.

Ví dụ: P-8f. Chữ cái đầu tiên cho biết quân cờ được đi: p = tốt, L = hương xa, N = mã, S = tướng bạc, G = tướng vàng, B = tượng, R = xe, K = vua. Quân đã phong có thêm dấu + đứng trước, ví dụ như +P để chỉ tốt đã phong.

Sau ký hiệu quân là ký hiệu cách dùng quân: - = đi bình thường, x = bắt quân, * = thả quân. Cuối cùng là tọa độ vị trí quân được đặt vào. Đứng trước là số chỉ hàng, rồi đến chữ cái thường chỉ cột. 1a là góc trên cùng bên phải nhìn từ bên Đen, 9i là góc dưới cùng bên trái nhìn từ bên Đen. Cách viết tọa độ có thể theo cách của Nhật, sử dụng  thay vì chữ cái. Ví dụ như 2c được thay bởi 2三.

Nước đi nào có thể dẫn tới việc phong cấp sẽ được ký hiệu bởi: + = quân được phong cấp, hoặc = = không phong cấp. Ví dụ: Nx7c= có nghĩa là mã bắt quân ở 7c nhưng không phong cấp (mặc dù nó được phép).

Trường hợp có nhiều quân cùng loại có thể tới cùng một ô, ô quân đó đứng trước khi đi sẽ được ghi vào để tránh nhầm lẫn. Ví dụ: ở lúc bắt đầu Đen có 2 tướng vàng đều đi tới được ô 5h trước vua. Khi đó, việc đi một tướng vàng vào ô đó sẽ được ký hiệu là G6i-5h (bên trái đi) hoặc G4i-5h (cho bên phải).

Các nước đi thường được đánh số. Ví dụ:

 1. P-7f P-3d
 2. P-2f G-3b
 3. P-2e Bx8h+
 4. Sx8h S-2b

Khi chơi có chấp, Trắng đi trước, vì vậy nước đi đầu Đen không đi, và được ký hiệu bởi dấu ba chấm ().

Chiến lược và chiến thuật chơi shōgi

Do quân của shōgi không bị chết mà chỉ bị bắt và thay đổi từ bên này qua bên kia nên càng đổi quân, ván cờ càng phức tạp. Khai cuộc diễn biến chậm, trung cuộc tăng tốc và tàn cuộc là một cuộc chạy đua ác liệt xem ai chiếu hết trước đối phương. Tỷ lệ hòa cờ, do đó, chỉ là 1-2%.

Thả quân là một trong những điểm độc đáo và hấp dẫn nhất của shōgi so với  hay . Khả năng này tạo ra một chiến lược mới, và người chơi phải tập trung phòng thủ nhiều hơn. Tấn công chớp nhoáng sẽ tạo ra nhiều lỗ hổng trong thế trận ở nhà và tạo điều kiện cho đối phương thả quân phản công ngay khi có quân cầm ở tay. Vì Tốt tấn công trực diện và không thể bảo vệ lẫn nhau, chúng thường bị mất lúc khai cuộc và là quân thích hợp để thả trong các trường hợp trên. Thả một quân Tốt sau tuyến phòng thủ của đối phương, phong cấp cho nó và thả quân Tốt khác ngay sau để bảo vệ quân Tốt trước là cách tấn công hiệu quả.

Phối hợp trong việc thả quân là một chiến thuật quan trọng của shōgi. Nên giữ một quân Tốt trong tay để tấn công, và tính toán các thế thả quân có thể.

Quyết định ngay trong khai cuộc có nên trao đổi Tượng hay không cũng là một vấn đề cần suy nghĩ. Nếu đổi, quân Tượng này có thể thả vào đất địch tấn công 2 quân của đối phương cùng một lúc. Kể cả khi bị đuổi phải rút về, quân Tượng này có thể được phong cấp và thống trị bàn cờ.

Tuy vậy, các quân tấn công có thể bị mắc kẹt lại ở phần đất địch khi đối phương thả một quân Tốt chặn đường rút về. Vì vậy quân Xe mạnh nhất thường đứng xa từ sân nhà hỗ trợ cho các quân khác yếu hơn tấn công.

Một loại tấn công phổ biến dùng Tướng bạc (bogin) là tấn công bằng cách đưa một quân Tướng bạc lên cùng hàng với cột có quân Xe. Vì Tướng bạc có thể lùi dễ dàng trong khi Tướng vàng lại bảo vệ tốt các quân ở cạnh mình, nên Tướng bạc dùng chủ yếu khi tấn công, còn Tướng vàng chủ yếu cho phòng thủ.

Có rất nhiều các khai cuộc "chuyển Xe" (furibisya), trong đó quân Xe di chuyển về hướng trung tâm hoặc bên trái của bàn cờ để hỗ trợ tấn công. Tuy vậy vì là quân mạnh nên Xe cũng bị tập trung tấn công bởi các quân khác yếu hơn, nên thông thường Vua và Xe được đặt ở hai cánh khác nhau để đảm bảo an toàn cho Vua.

Tiến Tốt biên có thể giúp phát động tấn công từ hai cánh. Thông thường khi một bên tiến Tốt biên, bên kia phải quyết định có nên tiến Tốt biên đối đầu ngay để tránh các trung cục phức tạp, hoặc dành nước đi đó cho phản công trên cánh đối diện.

Vì phòng thủ là rất quan trọng cùng với việc các quân của shōgi đi khá chậm chạp, giai đoạn khai cuộc thường kéo dài chừng 20 nước hoặc hơn với việc sắp xếp Xe, Tượng và đưa Vua vào vị trí an toàn trước khi tổ chức tấn công.

Nhập thành Yagura

 
Nhập thành Yagura

 được coi là một trong những thế nhập thành mạnh nhất trong shōgi. Yagura bảo vệ Vua rất vững chắc; một hàng tốt an toàn; các quân Tượng, Xe và một Tốt chuẩn bị một cuộc tấn công với sự hỗ trợ của Tướng bạc hoặc Mã cạnh Xe. Tuy vậy đối thủ cũng dễ dàng nhập thành y hệt nên không bên nào có lợi thế.

Thay vì đưa quân Tốt tại cột Xe lên hai nước như hình vẽ, quân Tốt cột thứ ba thường được đẩy lên, cho phép cả quân Tướng bạc và quân Mã cạnh Xe tham gia hỗ trợ tấn công. Nước đẩy Tốt lên thường được đi rất sớm, ngay cả khi còn đang nhập thành.

Thứ tự các nước đi khi nhập thành là không cố định, có thể thay đổi rất mềm dẻo.

Cách tấn công vào hệ thống Yagura thường thấy là tiến Mã gần Xe lên và giữ một Tốt trong tay để gây sức ép vào hai bên sườn Vua. Nếu bên phòng thủ tiến tốt biên thì thả một quân Tốt vào ngay vị trí quân Tốt đó vừa di chuyển hoặc vào ngay vị trí của quân Tướng bạc nếu quân này chưa kịp vào đúng vị trí.

Sử dụng sản phẩm chính hãng đảm bảo chất lượng bền đẹp và an toàn

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....