Đăng nhập / Đăng ký

Mua sắm thông minh!

(Bộ 2 Cuốn) Những Nẻo Đường Nước Mỹ (Tập 1 & Tập 2) - Nguyễn Tiến Niệm - (Bìa Mềm) giá rẻ nhất tháng 11/2024

5.0
đánh giá
12 lượt xem
0 lượt bán

Nơi bán đề xuất

Mua (Bộ 2 Cuốn) Những Nẻo Đường Nước Mỹ (Tập 1 & Tập 2) - Nguyễn Tiến Niệm - (Bìa Mềm) giá rẻ tại Shopee

(Bộ 2 Cuốn) Những Nẻo Đường Nước Mỹ (Tập 1 & Tập 2) - Nguyễn Tiến Niệm - (Bìa Mềm)

Đề xuất


Mua (Bộ 2 Cuốn) Những Nẻo Đường Nước Mỹ (Tập 1 & Tập 2) - Nguyễn Tiến Niệm - (Bìa Mềm) giá rẻ tại Tiki

515.000₫

515.000₫

Đề xuất

So sánh các lựa chọn mua (Bộ 2 Cuốn) Những Nẻo Đường Nước Mỹ (Tập 1 & Tập 2) - Nguyễn Tiến Niệm - (Bìa Mềm) giá rẻ nhất tháng 11/2024

Tìm thấy 1 nơi bán khác, giá từ 515.000₫ - 515.000₫

Giá (Bộ 2 Cuốn) Những Nẻo Đường Nước Mỹ (Tập 1 & Tập 2) - Nguyễn Tiến Niệm - (Bìa Mềm) tại Tiki

Hàng chính hãng
0 lượt bán

515.000₫

515.000₫

Đề xuất

Thông tin sản phẩm

1. Những Nẻo Đường Nước Mỹ - Tập 1: Hành Trình Của Người Đi Xuyên 50 Tiểu Bang - Giá bìa: 250.000đ

Mùa xuân năm 2007, lần đầu tiên tôi đặt chân đến xứ sở cờ hoa rộng lớn. Không kể Việt Nam là nơi tôi đang sinh sống, Mỹ là quốc gia tôi đến và ở lâu nhất, trên dưới 10 lần và đã ở đó với khoảng thời gian trên 5 năm.

Tôi tự nhận mình là một người may mắn khi có rất nhiều cơ duyên, cũng vì có rất nhiều bạn bè ở khắp nơi nên tôi đã có cơ hội được đặt chân đến hầu hết các tiểu bang của nước Mỹ.

Ngày trước tôi đã từng đọc cuốn tiểu thuyết “On the Road” của Jack Kerouac khi ông kể về cuộc hành trình nước Mỹ của chính ông với những người bạn sống ở những năm của thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Một thế hệ dường như mất phương hướng bởi cuộc chiến Việt Nam cùng với sự trỗi dậy của phong trào “hippie” cũng như cuộc cách mạng tình dục của một thế hệ sinh sau chiến tranh thế giới thứ II.

Những nhân vật trong cuốn sách là những người khao khát tự do, muốn khám phá, chỉ với ít tiền trong túi, họ đi xe quá giang khắp nước Mỹ để tìm bản ngã của chính mình. Họ đại diện cho một thế hệ mất phương hướng khi bỏ mọi thứ lại sau lưng trong cuộc hành trình mà không biết những gì sẽ chờ đợi họ ở phía trước. Một cuộc sống giang hồ, tự tại đắm chìm trong tình yêu, thuốc gây nghiện và những chuyến phiêu lưu với những vùng đất tuyệt đẹp và những đêm dưới bầu trời đầy sao của nước Mỹ. Đó là một cuộc sống đầy tự do, mơ mộng mà trong những khoảnh khắc của cuộc đời mình, tôi đã từng muốn khám phá.

“Tôi không thuộc kiểu người trong cuộc hành trình đi tìm bản ngã của chính mình như Elizabeth Gibert trong “Ăn, Cầu nguyện và Yêu”. Tôi tự nhận mình chỉ là một khách lãng du đến với đất nước này, rất ngưỡng mộ những giá trị tự do và văn hóa Mỹ, đặc biệt không phải là người review (đánh giá) về du lịch. Có lẽ tôi chỉ là người kể chuyện những vùng đất đi qua, giới thiệu về lịch sử, địa lý, văn hóa, kiến trúc, ẩm thực cũng như những trải nghiệm của chính mình.”

Trong hành trình dọc ngang khắp nước Mỹ tôi đ.ã s.ử d.ụng rất nhiều phương tiện khác nhau như máy bay, phà, tàu điện, xe lửa, taxi, xe bus, tàu thuyền, xe đạp, xe hơi và cả cuốc bộ. Tôi đã trải qua những chuyến đi dài. Có những nơi chỉ đi ngang qua ngắm thiên nhiên, ghé vô những thành phố lớn đặc trưng tiêu biểu. Nhưng cũng có những vùng đất tôi ở vài ba tháng, thậm chí cả năm trời. Nhưng dù chỉ là lướt qua trong khoảnh khắc hay ở lâu dài thì tất cả đều cho tôi những trải nghiệm khó quên.

Tôi đã từng lang thang ở Times Square, nơi có những dòng người như nước chảy bất tận từ khắp nơi trên thế giới đổ về, cũng đã đặt chân lên tới đỉnh của tòa nhà Empire State Building, nơi King Kong (trong một bộ phim) đã từng chụp bắt những chiếc trực thăng mà ném xuống đất như những món đồ chơi, rồi từ trên đó tôi có thể nhìn thấy những tòa nhà chọc trời của Manhattan. Tôi cũng đã đi đến tận những thị trấn nhỏ bé của vùng New England với những mùa đông dường như là bất tận với tuyết phủ trắng xóa, bồi hồi đứng trên những cây cầu có mái che nhỏ bé ngắm nhìn những dòng nước lặng lẽ chảy như dòng đời bên dưới.

Những ngày dài chỉ để dạo chơi trong rừng thu vàng rực ở thung lũng Chama, New Mexico chỉ để ngắm lá vàng và dòng sông bàng bạc lững lờ trôi qua những vách đá đỏ rực và nằm ngắm nhìn bầy nai dạn dĩ đạp lá vàng xào xạc ở rừng thu.

Cũng hạnh phúc khôn tả khi ngắm nhìn những dãy núi tuyết bị nhuộm hồng trong những chiều hoàng hôn trên đỉnh núi sa mạc của thành phố nhỏ bé Los Alamos hay những chiều hoàng hôn bất tận trên những thảo nguyên Wyoming.

Bước chân chìm ngập trong tuyết ở những ngôi làng xinh xắn có những ngôi nhà bằng gỗ ẩn mình sâu trong rừng, nơi có thành phố Taos cổ xưa của người da đỏ với những những phế tích xưa.

Tôi cũng không bao giờ quên được những khoảnh khắc lặng lẽ dưới những cây thủy tùng khổng lồ ở Yosemite, trong một ngày tuyết rơi hay trong thinh lặng chỉ nghe thấy gió thổi và thời gian,không gian không còn tồn tại ở những vực thẳm ở Grand Canyon.

Tôi nhớ hoài những ngày đi trên thuyền để bắt cua và câu cá ở biển South Carolina, ngồi trên xe hơi rong ruổi trên những thảo nguyên bao la và những cánh đồng bắp trải dài đến tận chân trời của những tiểu bang Iowa, Minnesota, Wisconsin, I

Đi qua những nghĩa trang mênh mông buồn ở những tiểu bang miền Nam của South Carolina, West Virginia, Kentucky, T xưa là những chiến trường khốc liệt của cuộc nội chiến Nam Bắc Mỹ, hay quỳ gối trong ngôi nhà thờ nhỏ bé đã trở thành phế tích ở Chimayo, một ngôi làng cổ của người Mexico xưa.

Ở đâu cũng để lại cho tôi những ấn tượng không bao giờ quên. Những thước phim quay chậm, những hình ảnh chụp làm kỷ niệm không thể nào diễn tả hết vẻ đẹp của nước Mỹ. Có những nơi đi lại 3 đến 4 lần nhưng mỗi lần đến đều thấy khác biệt chẳng giống những lần trước. Nhớ những ngày rong ruổi lái xe qua những sa mạc trên đỉnh núi giữa khung cảnh vô cùng hùng vĩ và hoang vu ở New Mexico, Colorado, Utah, Wyoming, Montana, I mới thấy mình bé nhỏ như hạt bụi đang bị những làn gió của đất trời cuốn đi.

à tôi biết một điều, trong ký ức, nước Mỹ với thiên nhiên hùng vĩ, với những giá trị tự do luôn là nơi chốn tôi mãi không quên. Nước Mỹ cũng là nơi mà rất nhiều người vẫn đang khao khát, đang mong ước đặt chân đến để chiêm ngưỡng, để sống với văn hóa, với những giá trị tự do của Nước Mỹ 

2. Những Nẻo Đường Nước Mỹ - Tập 2: Hành Trình Của Người Đi Xuyên 50 Tiểu Bang - Giá bìa: 265.000đ

Nếu như New England và các tiểu bang miền Đông là cái nôi lịch sử, khai sinh ra nước Mỹ thì những tiểu bang miền Tây lại đại diện cho văn hóa của đất nước rộng lớn này.

Từ 13 thuộc địa đầu tiên, những cuộc chinh phục mở cõi về phía Tây đã biến nước Mỹ trở thành quốc gia rộng thứ 3 trên thế giới. Sau những cuộc chinh phục gian khổ, chiến tranh và cả thương vụ Louisiana mua lại của Pháp một vùng đất rộng lớn, cùng những thương vụ với người bản địa, nước Mỹ ngày nay đã là một lãnh thổ trải dài từ bờ Đại Tây Dương đến tận bên kia bờ Thái Bình Dương.

Sau những chuyến du hành ở vùng New England, miền Đông, Trung và Nam nước Mỹ, tôi muốn khám phá miền Viễn Tây, nơi thảo nguyên đầy nắng gió, những sa mạc cháy bỏng, và rất nhiều kỳ quan thiên nhiên độc nhất vô nhị. Những thành phố xa hoa, lộng lẫy, những kiến trúc nổi tiếng thế giới hay những ngôi làng nhỏ bé tách biệt hẳn với thế giới văn minh, nơi người ta vẫn sống trong những kiến trúc adobe pueblo, nhà bằng bùn đất giữa sa mạc như tổ tiên họ cả ngàn năm về trước.

 Cuộc mở rộng bờ cõi về hướng Tây cùng những đoàn người ngựa đi bộ và hành trình dài đầy vất vả. Họ là những người đầu tiên vượt qua Mississippi, dòng sông ranh giới giữa 13 thuộc địa đầu tiên và miền đất mới hoang vu đầy bí ẩn, cuối cùng họ đã nhìn thấy Thái Bình Dương.

Tôi đến với Cổng Vòm bên dòng Mississippi, dòng sông đã đi vào thi ca, âm nhạc, lịch sử nước Mỹ để ngắm nhìn tượng đài kỷ niệm “Lối vào miền Tây”, là một trong những kỳ quan kiến trúc nổi tiếng bậc nhất của Mỹ và thế giới…

Gateway Arch, Cổng Vòm lấp lánh ánh bạc ở thành phố Saint Louis. Tiểu bang Missouri đón tôi trong một chiều hoàng hôn nhuộm hồng dòng sông, nhuộm hồng cả biểu tượng “Lối vào Miền Tây” thật ấn tượng. Công trình đồ sộ uy nghi bậc nhất nước Mỹ trong ráng chiều, lấp lánh với những dòng xe cộ lướt như gió qua các tiểu bang miền Trung Tây cùng những cao ốc lung linh. Chẳng còn đâu dấu tích của những đoàn người ngựa, hành lý lỉnh kỉnh vượt sông Mississippi của vài trăm năm trước trong cuộc chinh phục miền Viễn Tây rộng lớn…

Nhưng trước khi đến với Cổng Vòm, mời độc giả tiếp tục với chuyến xuyên bang từ Oklahoma, qua Missouri đến Illinois…

CHƯƠNG 08 - NHỮNG TIỂU BANG MIỀN TRUNG VÀ TRUNG ĐÔNG

Oklahoma, "Vương quốc của người đỏ", Oklahoma có vẻ rất giống Đà Lạt dù nó không có địa hình đồi núi mà chỉ là những thảo nguyên cùng đồng cỏ mênh mông, thích hợp với cuộc sống của những chàng cao bồi tự do và lang thang của miền Viễn Tây.

Quyến rũ Missouri, Tiểu bang này xưa kia

đã từng có nền văn minh của những người Mississippi sống cả ngàn năm tại đây. Họ xây thành đắp lũy và rất nhiều những gò đất khổng lồ cùng những thành phố lớn. Nhưng sau đó bị suy tàn không rõ lý do.

Illinois, 'Những người đàn ông thượng đẳng", tên thành phố Chicago của Illinois là một cái tên Pháp. Nhưng nó bắt nguồn từ những người da đỏ bản địa gọi vùng đất này là Shikaakwa, nghĩa là những cánh đồng tỏi tây.

CHƯƠNG 09 - HÀNH TRÌNH QUA CÁC TIỂU BANG MIỀN TRUNG TÂY VÀ TÂY BẮC

  • Hành trình qua các tiểu bang miền Trung Tây và Tây Bắc tôi đã ghé:
  • Utah, "Người của núi"
  • Bonneville Salt Flats, sa mạc muối lớn nhất Tây bán cầu
  • Wyoming, vùng đất bằng phẳng
  • South Dakota và North Dakota, quê hương của người anh hùng dân tộc Sioux
  • Montana, "Vùng đất của núi"
  • Yellowstone, vườn địa đàng cuối cùng trên trái đất
  • Idaho, nơi "mặt trời đến từ những ngọn núi"
  • Nevada, tiểu bang bạc của nước Mỹ

CHƯƠNG 10 - NHỮNG TIỂU BANG MIỀN TÂY VÀ TÂY BẮC

  • Đến với những tiểu bang miền Tây và Tây Bắc, tôi dừng chân tại:
  • Oregon và Washington State, những tiểu bang xanh của miền Tây Bắc nước Mỹ
  • Oregon, tiểu bang xanh
  • Washington State, tiểu bang mang tên vị tổng thống đầu tiên
  • California, vùng đất thần tiên

CHƯƠNG 11 - PACIFIC COAST HIGHWAY, CUNG ĐƯỜNG HUYỀN THOẠI

Bất cứ ai đến Mỹ cũng mơ ước được một lần lái xe trên cung đường huyền thoại Pacific Coast Highway (P.C.H) nằm dọc theo vùng duyên hải của Thái Bình Dương.

Nơi đây được mệnh danh là cung đường đẹp nhất trên thế giới. Pacific Coast Highway bắt đầu từ biên giới phía Bắc của California với tiểu bang Oregon và điểm cuối là San Diego, phía Nam của California, giáp ranh với Mexico.

Với hơn 1.000 km đường ven biển chạy từ biên giới của tiểu bang Oregon thuộc California, đi qua những vùng vịnh, bãi biển tuyệt đẹp như San Francisco, Santa Cruz, Monterey, Big Sur, Pismo Beach, Santa Barbara, Santa Monica, Malibu, sau đó xuống phía Nam của Los Angeles là các bãi biển ở Long Beach và chạy tới những bãi biển của thành phố San Diego.

CHƯƠNG 12 - NHỮNG TIỂU BANG MIỀN TÂY VÀ TÂY NAM

Neveda, tiểu bang bạc, giữa những sa mạc khô cằn của tiểu bang Nevada mọc lên một thành phố lạ kỳ hấp dẫn mọi du khách trên thế giới. Người ta gọi nơi đó bằng rất nhiều cái tên như thủ đô cờ bạc của thế giới, thành phố tội lỗi, thành phố không ngủ, kinh đô giải trí và đó chỉ có thể là Las Vegas.

Colorado, dòng sông hồng của nước Mỹ, do địa hình của những tiểu bang này tập trung nhiều những ngọn núi sa thạch có màu đỏ hồng, nên dù sông Colorado bắt nguồn từ dãy Rocky Mountain là những ngọn núi phủ tuyết, nhưng khi chảy qua cao nguyên Colorado và Đại vực Grand Canyon, dòng nước mang nhiều những khoáng chất sa thạch làm cho nước sông có màu hồng.

Arizona, mùa xuân nhỏ. Nằm giữa sa mạc của tiểu bang Arizona, lung linh như một rừng ánh sáng khi đêm về, P, thành phố lớn thứ sáu của Mỹ trông thật lộng lẫy.

Có lẽ không ở đâu trên thế giới người ta dùng nhiều năng lượng hơn ở đất nước rộng lớn này.

Đại vực Grand Canyon và Navajo, một quốc gia trong lòng nước Mỹ. Ở nơi đây, bạn sẽ chỉ thấy sự im lặng đến vĩnh cửu trong thinh không cùng những cơn gió thổi hun hút đến bất tận, những vực sâu trải dài trước mắt, mà chỉ cần một cú trượt chân, bạn sẽ biến mất như một vì sao lạc trong vũ trụ.

Texas - Ngôi sao cô đơn, được gọi là The Six Flag over Texas vì tiểu bang này đã từng là thuộc địa của nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Pháp, Mexico. Sau đó, họ giành được độc lập từ Mexico, thành lập nước Cộng hòa Texas.

Nhưng cuối cùng, họ lại gia nhập liên bang, trở thành tiểu bang thứ 28 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

------

Tôi đã trải qua những tháng ngày rong ruổi khắp 48 tiểu bang trong nội địa nước Mỹ. Những nơi chốn để lại cho tôi rất nhiều xúc cảm, lưu luyến để rồi khi rời đi với rất nhiều kỷ niệm nhớ thương. Nhưng vẫn còn rất nhiều vùng đất để khám phá.

Tôi sẽ lại tiếp tục trên hành trình rong ruổi những vùng đất mới để đến thăm những con người thật kỳ lạ, như nhóm người Amish ở tiểu bang Pennsylvania, đến nghĩa trang Arlington ở Virginia, nơi an nghỉ của hơn 400 ngàn quân nhân và chiến sĩ vô danh ở Mỹ. Rong ruổi qua Monument Valley, vườn quốc gia Zion và những thành phố kỳ lạ, khởi hành trên chuyến xe lửa đi từ miền Đông đến miền Tây nước Mỹ.

Đặc biệt, không thể bỏ qua hai tiểu bang nằm ngoài nước Mỹ là Alaska, tiểu bang lớn nhất nước Mỹ, và Hawaii, những hòn đảo thiên đường nằm ngoài khơi Thái Bình Dương cách nước Mỹ 7 giờ bay.

Tất cả những khám phá lý thú và cảm xúc ở những nơi chốn lạ kỳ này sẽ được đưa vào “NHỮNG NẺO ĐƯỜNG NƯỚC MỸ” TẬP 3, cũng là tập cuối cùng của bộ sách.

Thân mời quý độc giả đón nhận trong thời gian tới.