Nơi bán đề xuất
Tìm thấy 1 nơi bán khác, giá từ 320.000₫ - 320.000₫
Chỉ có phương Tây hiện đại mới quan tâm xếp loại các hữu thể theo những quy luật vật chất hay những sự ngẫu nhiên của các tập tục quy ước của chúng. Nhân học vẫn chưa ý thức về tầm quan trọng của hiện trạng này: trong chính việc xác định đối tượng của mình – sự đa dạng văn hóa trên nền tảng tính phổ quát của tự nhiên –, nhân học tiếp tục đặt ra một sự đối lập vốn không tồn tại ở chính các dân tộc mà mình nghiên cứu.
Liệu chúng ta có thể hình dung về một thế giới không có sự phân biệt văn hóa với tự nhiên? Philippe Descola đề nghị một lối tiếp cận mới về những cách thức phân bố các đặc tính liên kết và phân cắt giữa con người và môi trường tự nhiên của con người. Nghiên cứu của ông làm nổi bật bốn phương thức nhận dạng các “sinh thể” và kết tập chúng dựa trên những nét chung tương ứng giữa các lục địa: định chế tô-tem nhấn mạnh đến tính liên kết vật chất và tinh thần giữa người và các thực thể không phải người; định chế tương ứng giả định giữa các thành phần của thế giới có một hệ thống phân cắt được cấu tạo từ những mối quan hệ tương ứng; định chế vật linh quy cho các thực thể không phải người một nội tính của con người, nhưng phân biệt chúng với con người nhờ vào cơ thể; định chế tự nhiên thì ngược lại, gắn kết con người với các thực thể không phải người nhờ vào các đặc tính liên kết vật chất và phân biệt con người với chúng dựa trên khả năng văn hóa.
Vũ trụ luận hiện đại đã chỉ trở thành một trong nhiều phương thức khác nhau. Bởi vì mỗi phương thức đồng nhất hóa lại cho phép tạo ra những cấu hình đặc thù để tái phân bố các sinh thể trong những tập thể có các ranh giới rất khác với ranh giới quen thuộc mà khoa học nhân văn đã phác họa cho chúng ta
Cuốn sách này gợi lên một sự tái cấu căn bản khoa học nhân văn và thiết lập lại lĩnh vực nghiên cứu của nó, với mục đích quy hợp không chỉ con người mà tất cả các “thân thể liên kết” từ lâu đã bị xếp vào thân phận bên lề.
Với cuốn sách này, GS. Philippe Descola bắt đầu quá trình nghiên cứu dân tộc học về rừng nhiệt đới Amazon, tập trung vào mối quan hệ giữa xã hội bản địa và môi trường của họ, cụ thể là tộc người Achuar, nhằm nghiên cứu cách thức mà một xã hội chưa từng tiếp xúc với thế giới phương Tây thích ứng vào môi trường sống của họ.